CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 05:55

Học phí và văn hóa giáo dục

Học phí và văn hóa giáo dục - Ảnh 1.

Được biết vừa qua, phụ huynh này cùng hơn 1.000 phụ huynh đã đặt bút ký tên vào đơn khiếu nại mức tăng học phí của trường trong năm học 2021 - 2022. Mặc dù vậy, trong tình thế "triệt buộc", phụ huynh trên vẫn chấp nhận tiếp tục đóng học phí nguyên năm để con có thể tiếp tục theo học tại trường này.

Phụ huynh "phản ứng" về việc tăng học phí thì nhà trường... cho con nghỉ học - đó dường như là một trong những cách hành xử phổ biến, trở thành "luật bất thành văn" ở một số trường ngoài công lập, kể cả trường quốc tế trong thời gian gần đây. Năm ngoái, giữa một số trường và đông đảo phụ huynh đã "bùng nổ" cuộc "tranh chấp" về khoản học phí cho học sinh trong thời gian phải học online vì cả nước giãn cách xã hội để phòng chống dịch Covid-19. Kết quả là một số trường chấp nhận "chia sẻ" với phụ huynh bằng cách giảm học phí dạy online.

Bây giờ, bất chấp việc dịch Covid-19 đang hoành hành, gây rất nhiều khó khăn cho người dân, nhiều trường ngoài công lập đã đồng loạt thông báo sẽ tăng học phí vào năm học tới. Được biết năm học 2021 - 2022, phần lớn các trường quốc tế tại TP. Hồ Chí Minh đều thông báo sẽ điều chỉnh học phí theo hướng tăng so với năm học trước đó. Biên độ tăng dao động từ 20 - 50 triệu đồng/năm, khoảng 10 - 20% tùy cách tính.

Theo kết qủa từ khảo sát năm 2019 trên 688 trường quốc tế tại 27 quốc gia và vùng lãnh thổ của Công ty ExpatFinder chuyên cung cấp thông tin và dịch vụ hỗ trợ di chuyển ngoại quốc, học phí tại các trường quốc tế ở Việt Nam hiện ở mức cao thứ 4 châu Á, xếp thứ 13 thế giới. Cụ thể theo khảo sát hồi năm học 2018 - 2019, mức học phí trung bình là 17.941 USD/năm (khoảng 420 triệu đồng/năm), chỉ đứng sau: Trung Quốc, Singapore, Hong Kong.

Theo lãnh đạo một số trường, việc tăng học phí nhằm đầu tư vào trang thiết bị dạy học và đầu tư vào chất lượng giáo viên. Thế nhưng nhiều phụ huynh cho rằng, việc tăng học phí theo từng năm với mức tăng rất cao như vậy là do các trường quá đặt vấn đề lợi nhuận. "Họ coi giáo dục như một ngành kinh doanh và vì quá chú trọng theo đuổi mục tiêu kinh doanh mà bỏ qua nhiều yếu tố quan trọng khác, bao gồm cả văn hóa giáo dục", một số phụ huynh bức xúc đưa ra nhận định như vậy khi con của họ có nguy cơ bị nhà trường từ chối tiếp nhận do bất đồng về mức học phí.

Rõ ràng ở đây, vấn đề tiền nong đã đóng vai trò lớn chi phối đến nhiều yếu tố khác - điều mà lẽ ra không nên xuất hiện trong ngành giáo dục.

Trước tình hình này, Sở GD&ĐT TP. Hồ Chí Minh đã có văn bản gửi các trường ngoài công lập yêu cầu thực hiện ổn định mức thu học phí và các khoản thu khác năm học 2021 - 2022. Ngoài ra, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất việc bỏ học, chuyển trường do không đủ điều kiện đóng học phí, Sở lưu ý các đơn vị cần huy động các nguồn lực dự phòng, tài trợ, vận động (nếu có) để hỗ trợ học phí cho học sinh mà gia đình gặp khó khăn kinh tế trong thời gian qua để ổn định việc học tập và sinh hoạt của học sinh: "Đây là lúc cần thiết cần có sự đồng hành, chia sẻ của các đơn vị giáo dục ngoài công lập đối với các phụ huynh gặp khó khăn trong điều kiện dịch bệnh đang diễn ra chưa có tiền lệ thời gian qua, không để phát sinh, tranh chấp, khiếu nại làm ảnh hưởng đến môi trường giáo dục".

BẢO KHÁNH

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh