THỨ BA, NGÀY 17 THÁNG 09 NĂM 2024 02:12

Hoang mang truyện thiếu nhi có nội dung “nhạy cảm”

 

Mới đây, một phụ huynh đã chia sẻ những bức ảnh chụp lại từ cuốn truyện tranh “Anh hùng Héc-quyn" mà con đang đọc. Điều khiến chị sốc nhất là truyện thiếu nhi có những hình ảnh, chi tiết phản cảm, đến người lớn còn “ngượng chín mặt” và hoàn toàn không phù hợp với lứa tuổi học sinh. Ngoài ra, tập truyện còn có những lời thoại gợi dục nói về chuyện ân ái, tình một đêm… giữa các nhân vật.

Thị trường sách thả nổi và trẻ rất có thể đọc phải những quyển sách không phù hợp lứa tuổi.

 

Chị Nguyễn Hồng Vân (Long Biên, Hà Nội) cho rằng: “Nhưng những sự việc đáng tiếc vừa qua xảy ra làm tôi thực sự lo lắng vì sách gần như là định hướng tư duy, nhân cách cho con trẻ, vậy nếu sách sai, có nội dung phản cảm thì trẻ sẽ học được gì từ những cuốn sách đó? Nếu cả người lớn, đặc biệt là những người chuyên làm sách cho trẻ em còn không nhận biết được đó là những nội dung không nên để trẻ đọc thì trẻ rất khó để phân biệt những nội dung nào không nên học theo”.

Không chỉ truyện tranh mà ngay trong quyển sách "Thực hành kỹ năng sống cho học sinh lớp 1” dạy trẻ đi trên mảnh thủy tinh để thể hiện sự dũng cảm; truyện cổ tích biến tấu "sọ dừa" thành "sọ người" đã từng gây xôn xao dư luận một thời. Nhiều cuốn sách dành cho thiếu nhi có sai sót, thể hiện sự cẩu thả của người làm sách đã “lọt” ra ngoài thị trường dưới cái tên của những nhà xuất bản uy tín.

TS Vũ Thu Hương (giảng viên Đại học Sư phạm Hà Nội) lo lắng, bởi chị biết truyện tranh với các thông tin cụt lủn, thiếu hệ thống, những hình ảnh phản cảm có thể khiến trẻ em hiểu lệch lạc, hình thành những thói quen rất xấu. Đã đến lúc những nhà giáo dục cần lên tiếng về hiện tượng nội dung nhạy cảm trong sách dành cho thiếu nhi… Rất nhiều phụ huynh cũng lo lắng đặt câu hỏi: Liệu có phải sách truyện nhạy cảm chỉ là vấn đề giữa nhà xuất bản và bạn đọc? Cơ quan kiểm duyệt sách ở đâu khi những vụ việc thế này cứ tái diễn mà không hề thấy có sự biến chuyển hay biện pháp xử lý nào?

Theo TS. Vũ Thu Hương, sách thiếu nhi luôn cần phải chỉn chu và chính xác đến từng câu từ. Bởi trẻ con như tờ giấy trắng, thường chưa có chính kiến, nên dạy gì trẻ sẽ tin và làm theo. Nếu sách vở và người lớn dạy chúng sai, hay những điều xấu thì tư duy của trẻ cũng ít nhiều bị lệch lạc. Khi đó vấn đề không chỉ dừng ở việc trách nhiệm của người làm sách, mà đó là tội ác. Vì thế việc siết chặt lại khâu liên kết xuất bản, làm sách, nhất là mảng sách thiếu nhi là cực kỳ quan trọng để “ngăn” sách nhảm lọt ra thị trường.

Để giúp con tránh xa những cuốn sách không phù hợp với lứa tuổi, TS Vũ Thu Hương đưa ra lời khuyên: “Các cha mẹ phải đọc kỹ từng trang sách trước khi mua cho con, soi kỹ từng hình vẽ nếu không muốn con mình xem những hình ảnh quá nhạy cảm, nhất là hiện nay, dòng sách Đam Mỹ đang rất phổ biến, chiếm thị phần quan trọng trong giới trẻ. Dòng sách ca ngợi tình yêu giữa nam giới và nam giới chắc chắn ảnh hưởng không tốt tới các bạn nhỏ khi chưa được giáo dục giới tính đầy đủ.

Bên cạnh đó, theo TS Hương, các nhà xuất bảnThông tư 9 của Bộ TTTT, đã có hiệu lực từ 1/10/2017. Một nội dung quan trọng trong thông tư 9 này là quy định: Xuất bản phẩm phải có cảnh báo nếu không phù hợp với đối tượng trẻ em. Điều này để bảo vệ trẻ trước sự chồng chéo thông tin. Tuy nhiên, việc dán nhãn cảnh báo như thế nào, dường như vẫn chưa được mấy đơn vị xuất bản chú tâm thực hiện. Thị trường sách thả nổi và trẻ rất có thể đọc phải những quyển sách không phù hợp lứa tuổi. Vì thế, đã đến lúc, phải đặt tuổi dành cho sách. Mỗi dòng sách cần có ghi rõ: Dành cho độc giả lứa tuổi nào: 15+, 17+ hay 20+.

Hệ lụy từ những trang sách xảy ra sai sót cả về chính tả lẫn kiến thức là vô cùng lớn, vì có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tư duy của trẻ, nhưng việc xử lý và hướng khắc phục sai phạm vẫn là câu chuyện dài.

VÂN KHÁNH

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Trong nhiều thế kỷ, Đông y đã là một phần quan trọng trong y học và văn hóa của nhiều nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay, niềm tin...
2 tháng trước
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh