CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 01:17

Hoàn thiện thể chế, thúc đẩy giáo dục nghề nghiệp phát triển

Hoàn thiện thể chế, thúc đẩy GDNN phát triển - Ảnh 1.

Thực hành nghề tại Trường Cao đẳng cơ điện Hà Nội

 2019 là năm thứ 3 triển khai thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp (GDNN), cũng là năm Bộ LĐ-TB&XH chọn lĩnh vực GDNN là một trong những khâu đột phá và tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp đổi mới và nâng cao chất lượng GDNN.

Do vậy, Tổng cục GDNN đã tích cực, chủ động tham gia chuẩn bị nội dung liên quan đến GDNN tại dự án Luật Giáo dục và đã được Quốc hội thông qua ngày 14/6/2019 (kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV). Theo đó, đã xác định các nội dung quản lý nhà nước về GDNN đảm bảo tạo sự thống nhất, đồng bộ, cụ thể: Ghi rõ thẩm quyền quản lý nhà nước về GDNN là Bộ LĐ-TB&XH; xác định rõ cơ chế liên thông giữa GDNN với giáo dục đại học; cơ chế phân luồng học sinh vào học GDNN; quy định rõ chức năng đào tạo văn hóa THPT trong các trường cao đẳng, trường trung cấp; quy định việc cấp giấy chứng nhận yêu cầu đủ khối lượng kiến thức văn hóa THPT và giá trị pháp lý của giấy chứng nhận đủ yêu cầu khối lượng kiến thức văn hóa THPT để theo học trình độ cao hơn của GDNN… góp phần vào việc đổi mới, nâng cao chất lượng và thu hút người học.

Bên cạnh đó Tổng cục GDNN đã tích cực tham gia góp ý các nội dung về GDNN tại Bộ luật Lao động (sửa đổi) được Quốc hội thông qua ngày 20/11/2019 (kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XIV). Lần đầu tiên luật hóa hoạt động GDNN và phát triển kỹ năng nghề được cụ thể tại 1 Chương và một số nội dung ở 15 Điều khoản trong Bộ luật, theo đó đã thể chế hóa được các hoạt động đào tạo nghề nghiệp và phát triển kỹ năng nghề, tạo sự thống nhất về GDNN trong hệ thống giáo dục quốc dân. Các quy định về đào tạo nghề nghiệp, phát triển kỹ năng nghề cho NLĐ… sẽ tác động mạnh mẽ tới đối tượng là chủ sử dụng lao động và NLĐ, tạo ra sự thay đổi trong việc thu hút sự tham gia của các doanh nghiệp vào hoạt động GDNN… Đặc biệt, Hội đồng kỹ năng nghề được quy định nhằm phát triển các tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia và thực hiện dự báo nhu cầu kỹ năng nghề, các kỹ năng tương lai, tăng cường phát triển lực lượng lao động theo hướng chuẩn hóa, chuyên môn hóa, chuyên nghiệp hóa, sáng tạo, hiệu quả trong hoạt động sản xuất, kinh doanh theo quy định khung trình độ kỹ năng nghề quốc gia, tiến tới so sánh được và công nhận lẫn nhau về kỹ năng lao động trong khu vực và quốc tế.

Trong năm 2019, Tổng cục GDNN đã chủ trì xây dựng trình các cấp có thẩm quyền ban hành 37 văn bản quy phạm pháp luật; chuẩn bị nội dung phục vụ Bộ trưởng dự họp các kỳ họp thường kỳ của Chính phủ; tham dự kỳ họp thứ 7, thứ 8 Quốc hội khóa XIV; trả lời chất vấn của Đại biểu Quốc hội, kiến nghị cử tri đảm bảo kịp thời, nội dung đáp ứng yêu cầu của lãnh đạo Bộ; phối hợp với Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội tham gia Đoàn giám sát "Việc thực hiện chính sách pháp luật về GDNN".

Tham gia cùng Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội; Ủy ban Pháp luật của Quốc hội rà soát kỹ thuật lập pháp về GDNN trong Luật Giáo dục để trình Chủ tịch nước công bố. Đồng tổ chức thành công hội thảo Giáo dục Việt Nam (VEC 2019) với chủ đề "Phát triển GDNN trong bối cảnh chuyển đổi mô hình tăng trưởng và hội nhập quốc tế" với sự tham gia của hơn 200 đại biểu đến từ các cơ quan của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành trung ương; các chuyên gia, nhà khoa học, các tổ chức quốc tế, các doanh nghiệp và cơ sở GDNN. Hội thảo nhận được nhiều ý kiến phản hồi tích cực của đại biểu tham dự và của dư luận xã hội. Nội dung các bài trình bày tại Hội thảo đã phản ánh bức tranh toàn cảnh thực trạng của GDNN từ nhiều góc nhìn khác nhau, trên cơ sở đó đưa ra nhiều gợi ý, khuyến nghị có giá trị khoa học và thực tiễn nhằm phát triển hệ thống GDNN....


VĂN LÝ

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh