Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất và vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng
- Huyệt vị
- 02:28 - 05/11/2016
Kim ngạch nhập khẩu tháng 10 năm 2016 ước đạt 15,7 tỷ USD
Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất và vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng. Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu (KNXK) 10 tháng đầu năm vào thị trường này đạt 15%, chiếm tỷ trọng 22% tổng KNXK cả nước; Tiếp đến là thị trường EU tăng 7,4% và chiếm tỷ trọng 19% tổng KNXK;
Kế sau tau thị trường Hoa kỳ, thị trường Trung Quốc tăng 23,9%, chiếm tỷ trọng 12%. Điều này cho thấy nỗ lực trong các biện pháp giữ vững trọng tâm khai thác các thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam đang tiếp tục phát huy hiệu quả tốt, cũng như từng bước tận dụng các lợi thế của các Hiệp định thương mại tự do đã ký kết.
Một số thị trường xuất khẩu truyền thống trong khu vực giảm như ASEAN giảm 7,6%, chủ yếu giảm do xuất khẩu dầu thô giảm cả về giá và lượng.
Kim ngạch nhập khẩu tháng 10 năm 2016 ước đạt 15,7 tỷ USD, tăng 7,9% so với tháng trước và tăng 13,4% so với tháng 10 năm 2015.
Tính chung 10 tháng đầu năm 2016, kim ngạch nhập khẩu ước khoảng 140,5 tỷ USD, tăng 2,1% so với cùng kỳ năm 2015. Trong đó, khu vực 100% vốn trong nước ước đạt 57,3 tỷ USD, tăng 2,4%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt 83,2 tỷ USD, tăng 1,9%.
Cùng với đó, nhóm hàng cần nhập khẩu: 10 tháng năm 2016 tăng 1,9%, nhập khẩu của một số mặt hàng là nguyên liệu đầu vào cho gia công xuất khẩu có lượng nhập khẩu tăng dần, do các doanh nghiệp sản xuất bắt đầu tiến hành nhập khẩu nguyên liệu sản xuất chuẩn bị cho các đơn hàng của năm sau. Điều này lý giải cho việc kim ngạch xuất khẩu có mức tăng không đáng kể nhưng kim ngạch nhập khẩu lại tăng hơn so với các tháng trước.
Nhóm hàng cần kiểm soát và hạn chế nhập khẩu: có mức tăng trưởng tương đối cao, lần lượt là 14,3% và 10,6%, trong đó tăng cao ở nhóm hàng tiêu dùng rau quả (46,4%), bánh kẹo sản phẩm ngũ cốc (21,3%) và xe ô tô dưới 9 chỗ ngồi (34%)... điều này cũng cần được theo dõi để có biện pháp kiểm soát phù hợp.
Giá hàng hóa nhập khẩu hầu hết các mặt hàng đều giảm khiến KNNK của nhóm giảm, mặc dù lượng nhập khẩu vẫn có tăng như sắt thép, xăng dầu, khí đốt hóa lỏng, chất dẻo nguyên liệu, cao su, giấy, xơ sợi dệt, kim loại... Trong 20 mặt hàng tính được về giá và lượng thì tác động do giá nhập khẩu giảm đã làm giảm kim ngạch nhập khẩu 5,5 tỷ USD, do lượng nhập khẩu tăng đã tăng kim ngạch nhập khẩu 6,3 tỷ USD. Tính chung bù trừ giữa tăng/giảm giá và lượng đã khiến cho KNNK cả nước giảm 732 triệu USD.
Nhập khẩu từ châu Á chiếm 80% tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước
Nhập khẩu từ châu Á chiếm 80% tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước. Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất, chiếm 29% và giảm 1,2% so với cùng kỳ. Thị trường Hàn Quốc chiếm 18% và tăng 10,8%.
Thị trường ASEAN chiếm 14% và giảm 2,8%. Thị trường châu Âu và châu Mỹ chiếm xấp xỉ 5%, tốc độ tăng trưởng của thị trường Châu Mỹ cơ bản duy trì tương đương mức cùng kỳ năm trước, thị trường Châu Âu có mức tăng nhẹ (6,5%). Qua tình hình nhập khẩu từ các thị trường, có thể nhận thấy Việt Nam đang dần dần từng bước tận dụng được các cam kết và các FTAs đã ký kết.
Một trong những nội dung quan trọng của FTA là cam kết mở cửa thị trường hàng hóa, loại bỏ phần lớn thuế nhập khẩu. Do vậy, chúng ta từng bước đã giảm dần phụ thuộc từ thị trường Trung Quốc, tận dụng các cam kết với các thị trường tiềm năng mới như Hàn Quốc, EU 27…
Nhập siêu tháng 10/2016, ước khoảng 200 triệu USD. Tính chung 10 tháng, cả nước xuất siêu ước khoảng 3,5 tỷ USD, bằng khoảng 2,4% kim ngạch xuất khẩu.