THỨ SÁU, NGÀY 20 THÁNG 09 NĂM 2024 07:50

Hỗ trợ lao động trở về từ Libya: Mức cao nhất 7,5 triệu đồng/người

Tất cả lao động đều được hỗ trợ

Theo Quyết định 1012/QĐ-LĐTBXH, người lao động (NLĐ) phải về nước trước hạn do tình hình bất ổn tại Libya sẽ được hỗ trợ từ nguồn kinh phí Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước. Trong đó, Quyết định nêu rõ hai nội dung sẽ hỗ trợ gồm: Chi phí mua vé máy bay cho NLĐ về nước đối với những trường hợp chủ sử dụng lao động không có khả năng chi trả và hỗ trợ bằng tiền đối với NLĐ có thời gian làm việc tại Libya, tính đến ngày 15/7/2014. Các mức hỗ trợ bằng tiền mặt gồm: 5.000.000 đồng/người đối với lao động có thời gian làm việc từ đủ 3 tháng trở xuống; 3.000.000 đồng/người đối với lao động có thời gian làm việc từ trên 3 tháng đến đủ 6 tháng; 2.000.000 đồng/người đối với lao động có thời gian làm việc từ trên 6 tháng đến đủ 12 tháng; 1.000.000 đồng/người đối với lao động có thời gian làm việc từ trên 12 tháng.

Đặc biệt, Quyết định số 1012/QĐ-LĐTBXH cũng quy định NLĐ thuộc các huyện nghèo đi làm việc tại Libya theo Quyết định số 71/2009/QĐ-TTg ngày 29/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ được hỗ trợ thêm 50% mức quy định hỗ trợ bằng tiền đối với NLĐ có thời gian làm việc tại Libya đến hết ngày 15/7/2014. Như vậy, mức hỗ trợ cao nhất có thể lên tới 7.500.000 đồng/người. Trước đó, khi đặt chân xuống sân bay Nội Bài, mỗi lao động đã được các doanh nghiệp hỗ trợ “nóng” 1 triệu đồng để làm lộ phí về quê.

Lao động Việt Nam trở về từ Libya tại sân bay Nội Bài (ảnh chụp ngày 10/8)

Bộ LĐ-TB&XH yêu cầu các doanh nghiệp xuất khẩu lao động có lao động làm việc tại Libya phải về nước trước hạn có văn bản gửi Cục Quản lý lao động ngoài nước và Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước đề nghị hỗ trợ (trong đó ghi rõ tổng số tiền hỗ trợ, số tiền hỗ trợ NLĐ, số tiền hỗ trợ mua vé máy bay, số tài khoản, tên tài khoản và ngân hàng nơi mở tài khoản) kèm theo danh sách NLĐ được hỗ trợ theo từng đối tượng; bản phô tô hộ chiếu (bao gồm cả trang có đóng dấu nhập cảnh Việt Nam) và thẻ lên máy bay của NLĐ; hồ sơ, chứng từ liên quan đến việc mua vé máy bay cho NLĐ Việt Nam. Các doanh nghiệp thực hiện chi hỗ trợ cho NLĐ theo đúng đối tượng và mức quy định; báo cáo kết quả chi hỗ trợ cho NLĐ và quyết toán kinh phí hỗ trợ NLĐ trong thời hạn 45 ngày, kể từ khi nhận được kinh phí hỗ trợ.

Cục Quản lý lao động ngoài nước có trách nhiệm kiểm tra và xác nhận danh sách người lao động được hỗ trợ trong vòng 5 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ của doanh nghiệp; chủ trì, phối hợp với Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước kiểm tra, giám sát việc thực hiện hỗ trợ cho người lao động.

Đã có 907 lao động về nước

Thông tin từ Cục quản lý lao động ngoài nước, tính đến hết ngày 13/8, đã có 907/1.750 lao động làm việc tại Libya về nước. Hiện Ban quản lý lao động, Đại sứ quán, các doanh nghiệp vẫn đang nỗ lực đảm bảo an toàn và đưa những lao động Việt Nam còn lại về nước trong thời gian sớm nhất.

Tình hình chiến sự bùng phát tại Libya là sự cố ngoài mong muốn, nhưng các doanh nghiệp và cơ quan chức năng đã có nhiều hỗ trợ cho các lao động Việt Nam ở thị trường này phải về nước trước hạn. Đặc biệt, các công ty phái cử cũng đã cam kết trả đầy đủ lương cho lao động và sớm bố trí, miễn phí dịch vụ cho lao động có nguyện vọng đi làm việc tại các nước khác.

Bên cạnh Cty Vinamec, nhà thầu Hyundai, Cty Sona… Cty Simco Sông Đà cũng cam kết hỗ trợ tối đa cho NLĐ. Theo ông Nguyễn Ngọc Thạch – Phó tổng giám đốc Cty Simco Sông Đà, ngay khi lao động về đến Việt Nam, Cty đã hỗ trợ lao động 1 triệu đồng, chậm nhất 30/8 doanh nghiệp sẽ tiến hành thanh lý hợp đồng với NLĐ. Bên cạnh những chính sách hỗ trợ của Bộ LĐ-TB&XH, Cục quản lý lao động ngoài nước, bản thân doanh nghiệp cũng sẽ có những hỗ trợ thêm bằng tiền mặt cho lao động, nhằm giảm một phần phí dịch vụ đã thu trước đó của NL. Nếu lao động có nhu cầu tiếp tục đi làm việc ở nước ngoài sẽ được Cty tạo điều kiện giới thiệu, giảm phí ban đầu ở các thị trường như Kata, Oman – nơi cty Simco Sông Đà có những đơn hàng về xây dựng.

 

Ngày 13/8

Lao động Việt Nam tại Libya đã rời khỏi vùng nguy hiểm

Theo thông báo mới nhất từ Cục Quản lý lao động ngoài nước, 15 giờ ngày 13/8 (10 giờ theo giờ Libya), 92 lao động Việt Nam cuối cùng ở thành phố Tripoli và các vùng phụ cận đã di chuyển ra khỏi khu vực nguy hiểm để rời Libya qua cửa khẩu Ras Ajdir sang Tunsia để về Việt Nam. Ngay trong tối 13/8, toàn bộ số lao động này đã tới biên giới Tunisia. Tại đây, đoàn công tác của Bộ LĐ-TB&XH và doanh nghiệp đã hỗ trợ thủ tục nhập cảnh Tunisia và tổ chức đưa số lao động này đến các sân bay Tunis và Djerba để về Việt Nam trên các chuyến bay thương mại trong các ngày 14-16/8. Bên cạnh đó, 224 lao động khác cũng đã rời Libya sang Ai Cập đề về nước trong các chuyến bay twhowng mại các ngày 14 và 15/8. Đây là những lao động cuối cùng trong 682 lao động của công ty Vinamex làm việc cho Huyndai Amco.

 

Huyền Minh

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh