THỨ SÁU, NGÀY 20 THÁNG 09 NĂM 2024 10:57

Hậu Giang: Nông dân nuôi lươn đồng lãi cao

 

Theo một số hộ nuôi lươn đồng ở xã Vị Thắng, huyện Vị Xuyên, mô hình nuôi lươn đồng thương phẩm bằng con giống nhân tạo, thuộc dự án ứng dụng kỹ thuật sản xuất giống và phát triển mô hình nuôi thương phẩm lươn đồng giai đoạn 2014 – 2016. Qua 2 năm triển khai thực hiện đã khẳng định được tính hiệu quả tích cực bước đầu và hứa hẹn nhiều triển vọng, phù hợp với điều kiện của nhiều hộ nông dân trong vùng.

Theo đó, nuôi lươn đồng trong bể lót bạt, bể xi măng, can nhựa có nhiều ưu điểm như tận dụng được diện tích đất xung quanh vườn nhà, rất phù hợp với những hộ nông dân ít đất canh tác. Đồng thời, tùy theo điều kiện của mỗi hộ gia đình, có thể thả nuôi theo hình thức cho ăn 100 % thức ăn công nghiệp, hoặc 50 % thức ăn công nghiệp và 50% thức ăn trong tự nhiên. Theo một số hộ nông dân, cách nuôi lươn đồng cho ăn 100 % thức công nghiệp sẽ chủ động được thời gian, tránh được lãng phí thức ăn và quản lý tốt môi trường nước. Mặt khác cách nuôi này có thể chủ động trong khâu phòng và điều trị bệnh cho lươn, giảm tỷ lệ hao hụt xuống khoảng 20 %, hạn chế được nhiều rủi ro so với việc mua con giống trôi nổi ngoài chợ, nên đạt hiệu quả kinh tế cao.

Mô hình nuôi lươn đồng giống nhân tạo trong bể bạt, xi măng lợi nhuận cao đã và đang được nhân rộng ở  Hậu Giang

Theo một lão nông, với một bể lót bạt khoảng 30 mét vuông, thả nuôi 1.500 con lươn giống, sau hơn 7 tháng chăm sóc, năng suất đạt khoảng 120 kg – 130 kg  lươn thương phẩm. Trên thị trường hiện nay giá lươn đồng từ 90.000 đồng đến 180.000 đồng (tùy theo từng loại), sau khi trừ mợi chi phí, người nuôi lươn thu lợi nhuận khoảng từ 8 triệu đồng – 10 triệu đồng/ bể (khoảng 30 mét vuông). Nếu người nuôi lưu ý trong khâu chọn lựa con giống, cách nuôi, phòng trị bệnh hợp lý thì hiệu quả mang lại rất đáng kể. Hiện lươn đồng vẫn là loại thủy sản đặc sản, bổ dưỡng, có giá trị xuất khẩu, nên giá trị kinh tế cao hơn so với một số loại thủy sản nước ngọt khác.

Tuy nhiên để mô hình nuôi lươn đồng bằng con giống nhân tạo trong bể lót bạt, bể xi măng ngày càng được phát triển và nhân rộng thì các ngành liên quan cần tăng cường công tác tuyên truyền và mớ các lớp tập huấn, hội thảo về kỹ thuật thả nuôi, chăm sóc. Trong tương lai lâu dài lãnh đạo địa phương nên khuyến khích người nuôi thành lập các câu lạc bộ, tổ hợp tác, hợp tác xã với mục đích hỗ trợ lẩn nhau về mặt kỹ thuật, vốn đầu tư, nhất là quy trình chăn nuôi theo hướng an toàn vệ sinh thực phẩm để có cơ hội nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm của loại lươn đồng thương phẩm của tỉnh.        

LƯƠNG ĐỊNH

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh