THỨ BẨY, NGÀY 23 THÁNG 11 NĂM 2024 03:54

Hàng loạt người lao động sẽ được tăng lương từ 1/1/2019

 

Nhiều người lao động sẽ được tăng lương từ 1/1/2019 (ảnh minh họa)

Nhóm người lao động sẽ được tăng lương bao gồm:

Trường hợp 1: Người lao động (NLĐ) làm việc theo hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật lao động 2012 có mức lương hiện hành thấp hơn mức lương tối thiểu vùng mới (mức lương tối thiểu vùng 2019).

Trường hợp 2: Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật lao động 2012 có mức lương hiện hành bằng hoặc cao hơn mức lương tối thiểu vùng mới nhưng được người sử dụng lao động xem xét nâng lương cho phù hợp với thang lương, bảng lương mới của doanh nghiệp.

Nghị định 157/2018/NĐ-CP cũng quy định về mức lương tối thiểu vùng mới tăng từ 160.000 – 200.000 đồng/tháng.

Cũng theo Nghị định này, từ 1/1/2019, khi thỏa thuận lương với NLĐ làm việc theo hợp đồng lao động, doanh nghiệp phải đảm bảo mức tối thiểu như sau: Đối với NLĐ làm công việc đơn giản nhất: Bằng lương tối thiểu vùng.

Đối với NLĐ làm công việc đòi hỏi đã qua học nghề, đào tạo nghề: Cao hơn ít nhất 7% mức lương tối thiểu vùng.

Trong khi đó, Bảng tra cứu mức lương tối thiểu vùng của từng địa phương, trong đó có Thành phố Hà Nội ghi rõ, các quận: Ba Đình, Bắc Từ Liêm, Cầu Giấy, Đống Đa, Hà Đông, Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hoàng Mai, Long Biên, Nam Từ Liêm, Tây Hồ, Thanh Xuân thuộc vùng 1 có mức lương tối thiểu là 4.180.000 đồng/ tháng. Các huyện Các huyện: Ba Vì, Đan Phượng, Phú Xuyên, Phúc Thọ, Ứng Hòa, Mỹ Đức thuộc vùng 2 với mức lương tối thiểu là 3.710.000 đồng/tháng.

Đối chiếu với bảng tra cứu trên có thể lấy ví dụ: NLĐ có trình độ đại học, làm việc trong điều kiện lao động bình thường tại Quận Ba Đình – TP Hà Nội làm đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động thì mức lương tối thiểu mà doanh nghiệp phải trả là:

Lương tối thiểu vùng của quận Ba Đình + (Lương tối thiểu vùng của quận Ba Đình *7%) = 4.180.000 + (4.180.000 * 7%)  = 4.472.600 đồng/tháng

Ngoài quy định về tiền lương, từ 1/1/2019, Nghị định 149/2018/NĐ-CP hướng dẫn khoản 3 Điều 63 Bộ luật lao động về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc cũng có hiệu lực thi hành.

Theo đó, những nội dung mà người sử dụng lao động phải công khai bao gồm: Tình hình thực hiện nhiệm vụ, sản xuất, kinh doanh; Nội quy, quy chế và các văn bản quy định khác của doanh nghiệp liên quan đến nghĩa vụ, quyền; Việc trích lập, sử dụng quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi và các quỹ do người lao động đóng góp (nếu có); Việc trích nộp kinh phí công đoàn, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; tình hình thực hiện thi đua, khen thưởng, kỷ luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của NLĐ.

Còn theo Nghị định 139/2018/NĐ-CP quy định mới về các trường hợp đơn vị đăng kiểm bị tạm đình chỉ hoạt động kiểm định xe cơ giới từ 1-3 tháng, gồm: Tạm đình chỉ từng dây chuyền kiểm định: không đảm bảo một trong các điều kiện, yêu cầu, quy định và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đơn vị đăng kiểm; Tạm đình chỉ toàn bộ hoạt động kiểm định (thực hiện kiểm định và cấp giấy chứng nhận kiểm định cho xe cơ giới không đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy định, thẩm quyền; Có từ 3 lượt đăng kiểm viên trở lên bị tạm đình chỉ…).

Nghị định 139/2018/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2019 và thay thế Nghị định 63/2016/NĐ-CP.

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh