THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 11:27

Hai chị em – hai trận tuyến

Sau khi hiệp định Giơnevơ về lập lại hòa bình ở Việt Nam được kí kết năm 1954, Việt Nam bị chia cắt làm 2 miền. Trong hoàn cảnh lịch sử đó, dưới sự lãnh đạo của Đảng, được tập hợp trong tổ chức Hội, phụ nữ hai miền đã có nhiều hoạt động đóng góp vào sự nghiệp cách mạng chung của dân tộc. Năm 1961, Hội Liên hiệp Phụ nữ giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời và đã trở thành ngọn cờ hiệu triệu tập hợp các tầng lớp phụ nữ. Thực hiện sáng tạo phương châm “hai chân, ba mũi giáp công”, kết hợp đấu tranh chính trị với vũ trang và binh vận, phụ nữ miền Nam đã trở thành lực lượng nòng cốt trong các cuộc đấu tranh chính trị ở nông thôn và thành thị, làm nên huyền thoại “Đội quân tóc dài” - niềm tự hào của dân tộc, nỗi khiếp sợ của kẻ thù.

Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân tham dự triển lãm

Tại triển lãm lần này, nhiều hình ảnh, tư liệu được trưng bày đã tái hiện cuộc sống chiến đấu, lao động của người phụ nữ trong chiến tranh qua ký ức của những nhân chứng lịch sử. Trong đó, phần trưng bày "Đội quân tóc dài" giới thiệu tới công chúng những bức ảnh tư liệu vô giá về cuộc đấu tranh giữ đất giữ làng với phương châm “Một tấc không đi, một ly không rời”; Tìm đường về cho những đứa con lạc lối; Xuống đường vì hòa bình, bảo vệ chủ quyền, đòi dân sinh dân chủ... Tháng 3/1965, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam phát động phong trào "Ba đảm đang" và nhận được sự tham gia hăng hái, nhiệt tình của phụ nữ miền Bắc. Phong trào phát triển thành cao trào cách mạng sôi nổi, rộng lớn, huy động được sự tham gia của hàng chục triệu phụ nữ, tạo thành nguồn sức mạnh vật chất và tinh thần góp phần đánh bại cuộc chiến tranh phá hoạt của đế quốc Mỹ, vừa trở thành hậu phương lớn của tiền tuyến miền Nam. Phần trưng bày về Phong trào “Ba đảm đang” là những bức ảnh ghi lại những người phụ nữ: Đảm đang gia đình; Đảm đang sản xuất, công tác; Đảm đang chiến đấu, phục vụ chiến đấu.

Có mặt tại triển lãm từ rất sớm, bà Nguyễn Thị Lập ở Sóc Trăng (83 tuổi) – một trong những người phụ nữ kiên cường của đội quân tóc dài năm xưa dành nhiều thời gian trước những bức ảnh. Bà xúc động nói: “Những hình ảnh, hiện vật được trưng bày tại triển lãm đã tái hiện lại một thời của chúng tôi, những niềm vui, nỗi buồn, sự mất mát, hi sinh, sự dũng cảm, kiên cường từ những cô gái tuổi thanh niên đến những bà mẹ tóc đã bạc ở hai miền đất nước trong kháng chiến chống Mỹ. Tôi cũng rất xúc động khi được gặp gỡ, giao lưu với những người chị “Ba đảm đang”– những người mà chúng tôi luôn khao khát được gặp trong những năm tháng chiến tranh”.

Mẹ VNAH Nguyễn Thị Lưởng, 82 tuổi, quê ở huyện Thạnh Trị, (Sóc Trăng) trò chuyện với các cháu thiếu nhi tại triển lãm

Phát biểu tại lễ khai mạc, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân bày tỏ sự xúc động trước những phẩm chất cao đẹp của phụ nữ Việt Nam đã được thể hiện trong những năm tháng chiến tranh. Ông cũng mong muốn cuộc triển lãm này được quảng bá rộng rãi hơn đển thế hệ trẻ, nhất là những nam thanh niên để hiểu rõ hơn về truyền thống tốt đẹp, đức hy sinh cao cả và năng lực phi thường của người phụ nữ Việt Nam.

Bên lề triển lãm còn có nhiều hoạt động hấp dẫn, ý nghĩa gửi tới chị em phụ nữ nhân dịp 8/3 như chương trình ca nhạc "Những bài ca đi cùng năm tháng", giao lưu cùng NSND Thanh Hoa, nghệ sĩ Đức Long, ca sĩ Minh Tuyết…; Hội chợ "Quà tặng tháng 3". Được biết, triển lãm “Hai chị em- Hai trận tuyến” kéo dài đến hết tháng 3 tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam (36 Lý Thường Kiệt, Hà Nội).

Dưới đây là những hình ảnh, tư liệu trưng bày tại triển lãm:

Trưng bày mũ rơm

Và hình ảnh trẻ em thời chiến với chiếc mũ rơm

Trẻ em miền Bắc cùng gia đình tăng gia sản xuất sau giờ học

Hình ảnh đội quân tóc dài năm xưa

Những cô gái miền Bắc "Ba đảm đang"

Và cuộc hội ngộ của hai chị em- hai trận tuyến trong thời bình

Phục dựng hầm chữ A và trưng bày tại triển lãm

Thanh Huyền

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Trong nhiều thế kỷ, Đông y đã là một phần quan trọng trong y học và văn hóa của nhiều nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay, niềm tin...
5 tháng trước
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh