THỨ SÁU, NGÀY 20 THÁNG 09 NĂM 2024 03:46

Hà Tĩnh: Thách thức lớn trong công tác xuất khẩu lao động

 

Người lao động đến TTDV VL Hà Tĩnh đăng ký XKLĐ , trong đó có LĐ đã trúng tuyển kỳ thi theo chương trình EPS năm 2017 , được chủ sử dụng LĐ  (doanh nghiệp Hàn Quốc) lựa chọn và hướng dẫn các thủ tục cần thiết để có lịch học định hướng trước khi sang Hàn Quốc

 

Chỉ tính riêng trong 10 năm qua, Hà Tĩnh đã đưa được gần 70 .000 lượt người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, đứng vào tốp 3 so với cả nước sau Thanh Hóa và Nghệ An, chiếm gần 1/3 tổng số chỉ tiêu giải quyết việc làm hàng năm cho toàn tỉnh, góp phần quan trọng trong công tác xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế xã hội ở địa phương.

Tuy vậy, một thực tế không thể phủ nhận là phong trào XKLĐ ở Hà Tĩnh trong vài năm gần đây bắt đầu có dấu hiệu chững lại, thậm chí có chiều hướng giảm mạnh. 

Theo ghi nhận của PV Báo Dân sinh nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên trước hết là do do người lao động chưa cập nhận được đầy đủ thông tin về XKLĐ, tình trạng các đơn vị tuyển XKLĐ cạnh tranh không lành mạnh, có nhiều doanh nghiệp tự ý đẩy phí XKLĐ lên cao nhiều lần so với quy định. Thậm chí có một số doanh nghiệp còn lừa đảo chiếm dụng tiền của người lao động, gây hoang mang trong dư luận.

 

Người lao động tham gia Ngày hội việc làm Hà Tĩnh đăng ký đi XKLĐ  

 

Điển hình, gần đây lực lượng chức năng đã phát hiện, bắt giữ ông Nguyễn Văn Hòa, Giám đốc chi nhánh Công ty CP nhân lực quốc tế Việt tại Ninh Bìn, lừa đảo 8 lao động Hà Tĩnh đưa đi làm việc tại Bồ Đào Nha và Singapore, chiếm dụng 40.500 USD; ông Phạm Tiến Phát- Giám đôc Công ty Tiến Phát, TP. Hà Tĩnh lừa đảo 36 lao động đăng ký đi làm việc tại Nhật Bản, Hàn Quốc… chiếm dụng 4 tỷ đồng…

Bên cạnh đó, vấn nạn lao động làm việc ở nước ngoài bỏ trốn sau khi đã hết hạn hợp đồng, thậm chí kể cả trong thời gian còn hợp đồng vẫn bỏ trốn ra ngoài chiếm tỷ  cao. Đặc biệt, tại thị trường lao động Hàn Quốc, một thị trường hết sức hấp dẫn theo chương trình EPS.

Theo chương trình EPS thì người lao động được hợp đồng làm việc trong vòng 3 năm và gia hạn thêm 1 năm 10 tháng, với mức thu nhập bình quân từ 1.000 đến 1.200 USD/ mỗi tháng. Tuy nhiên, hiện nay Hà Tĩnh đang có 50% tổng số lao động hết hợp đồng phải về nước đang bỏ trốn tại Hàn Quốc. Đó là lý do cơ bản gây cản trở cho những lao động khác muốn tìm kiếm cơ hội việc làm tại Hàn Quốc, thậm chí có thể Hà Tĩnh là địa phương sẽ bị đình chỉ chương trình EPS. 

Người lao động đến TTDV VL Hà Tĩnh đăng ký XKLĐ , trong đó có LĐ đã trúng tuyển kỳ thi theo chương trình EPS năm 2017, được chủ sử dụng LĐ (doanh nghiệp Hàn Quốc) lựa chọn và hướng dẫn các thủ  tục cần thiết để có lịch học định hướng trước khi sang Hàn Quốc

 

Ông Nguyễn Tiến Hòa- Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Tĩnh cho biết: TTDV VL Hà Tĩnh là đơn vị duy nhất trên địa bàn Hà Tĩnh được Sở LĐ-TB&XH Hà Tĩnh giao  thực  hiện chương trình  đưa người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc (EPS). Theo đó, mỗi LĐ đi làm việc tại Hàn Quốc chỉ phải nộp 630 USD theo quy định (bao gồm cả tiền vé máy bay, làm visa, chi phí tuyển chọn và xử lý hồ sơ, bồi dưỡng kiến thức), và phải ký quỹ 100 triệu đồng người lao động cư trú hợp pháp tại Ngân hàng chính sách xã hội, (số tiền này sau khi NLĐ hoàn thành hợp đồng sẽ được nhận lại cả gốc lẫn lãi). Ngoài ra, NLĐ không phải nộp bất kỳ một khoản phí nào.  

Tuy vậy, không hiểu lý do hiện nay tại Hà Tĩnh vẫn có nhiều đơn vị, doanh nhiệp tuyển dụng LĐ đi làm việc tại Hàn Quốc và thu các khoản tiền phí cao hơn gấp nhiều lần so với quy định?

 

Người LĐ Hà Tĩnh tìm hiểu thông tin đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 

Ngoại trừ chương trình EPS, trên địa bàn Hà Tĩnh hiện nay chỉ có Công ty CP phát triển Công nghiệp xây lắp & Thương mại Hà Tĩnh ,đơn vị duy nhất được Bộ LĐ-TB&XH cấp giấy phép hoạt động XKLĐ và 19 đơn vị, cơ sở khác được Sở LĐ-TB&XH Hà Tĩnh cho phép được tổ chức hoạt động tư vấn giới thiệu việc làm cung ứng lao động trên địa bàn. Nhưng trên thực tế, số lượng đơn vị, cơ sở hoạt động theo hình thức này cao hơn nhiều. Vì thế, không ít NLĐ đến làm thủ tục XKLĐ đã bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản gây bức xúc trong dư luận. 

Từ những bất cập trên, cho thấy tình trạng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài tại Hà Tĩnh đang đứng trước nhiều khó khăn thách thức. Thiết nghĩ, các cơ quan chức năng cần sớm vào cuộc một cách quyết liệt.

NGUYỄN NGỌC VƯỢNG

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh