THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 01:53

Hà Tĩnh: Tàu giã cào thi nhau tận diệt hải sản trên ngư trường đánh bắt

 

Các đối tượng dùng tàu giã cào tận diệt hải sản tại Hà Tĩnh bị bắt giữ

 

Trước cảnh náo loạn của tàu giã cào tranh giành nhau tận diệt nguồn lợi trên vùng biển Hà Tĩnh trong nhiều tháng qua, nhưng các ngành chức năng vẫn chưa tìm ra được hướng xử lý triệt để càng làm cho ngư dân địa phương thêm lo lắng. Có mặt tại vùng biển xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà mới biết, ngư dân nơi đây đang vô cùng hhoang mang về hoạt động đánh bắt thủy, hải sản bằng tàu giã cào, xung kích điện, mìn… “phương thức hoạt động của tàu giã cào là hai tàu cá có công suất lớn chạy song song và kéo theo một tấm lưới, phía đáy của lưới được gắn nhiều chì nặng để có thể cào sâu đến tận đáy biển. Mắt lưới giã cào nhỏ nên bất cứ thứ gì trên đường đi như tôm, cá, ốc, ghẹ... to, nhỏ đều bị đánh bắt đến cạn kiệt” – ngư dân Hải cho biết.

Nói về tình trạng tàu giã cào “hoành hành” tại vùng biển Hà Tĩnh, ông Nguyễn Văn Thiết - Trưởng Công an xã Thạch Hải nói “gần 3 năm trở lại đây, tình trạng tàu giã cào kéo rách và mất ngư cụ đánh bắt cá xảy ra liên tục tại vùng biển Thạch Hải, khiến ngư dân hết sức bức xúc. Chỉ tính từ đầu năm 2018 đến nay, có khoảng 35 ngư dân địa phương trình báo lên xã bị tàu giã cào đến từ các địa phương khác như Quảng Ngãi, Nghệ An, Thanh Hóa… kéo mất hoặc làm hư hại ngư cụ, gây thiệt hại hàng trăm triệu đồng. Ngoài giã cào, các tàu công suất lớn ngoại tỉnh và các tàu cá địa phương còn sử dụng xung kích điện, mìn để đánh bắt cá”.

Ngoài việc tàu giã cào phá hoại các ngư cụ còn gây nguy hiểm đến tính mạng con người - Ngư dân Nhin (52 tuổi, trú tại thôn Thượng Hải, xã Thạch Hải) vẫn nhớ như in giây phút thoát chết trong đêm tối hồi giữa tháng 5/2017. “gần tối tôi thường ngày chạy thuyền thúng ra hơn 1 hải lý để buông neo thu lưới đã giăng trước đó về  đến khoảng 20 giờ đang tất bật kéo lưới lên thuyền thì bị lưới giã cào “quét” qua cuốn vào giây neo. Chưa kịp dùng dao chặt neo thì tôi cùng chiếc thuyền thúng bị kéo lật úp xuống biển. Chơi vơi gần giờ đồng hồ giữa biển mới có tàu đánh cá khác đi ngang cứu lên. Từ đó đến nay ông Nhin khiếp rồi từ bỏ cái nghề biển”.

Không chỉ ở vùng biển Thạch Kim mà tận vùng biển Cẩm Nhượng, huyện Cẩm Xuyên, nơi đây ngư dân cũng đang vô cùng bức xúc với kiểu đánh bắt thủy, hải sản như hiện nay. Ông Trần Huy bức xúc nói “từ khi có hoạt động đánh bắt tận diệt của các tàu từ tỉnh thành khác tràn về đây thì lượng hải sản càng ngày suy kiệt. Như các năm trước thời điểm này mỗi lần tôi đi câu mực cũng kiếm được ít kg nhưng năm nay mất mùa hẳn vì các ổ mực bị tàu giã cào sử dụng xung kích điện phá hết”.

 Ông Nguyễn Văn Hùng - Phó chủ tịch UBND xã Cẩm Nhượng  nói: Là một cán bộ tại vùng biển tôi rất bức xúc về vấn nạn này! Chỉ tình từ sau tết đến nay, trên ngư trường vùng biển của địa phương xuất hiện hàng chục tàu thuyền từ tỉnh thành khác, tàu ngư dân địa phương lân cận của tỉnh nhà cũng có về đây khai thác sử dụng xung kích điện mạnh rà xuống đáy biển rồi dùng lưới cào để tận thu hải sản. Cách đánh bắt này làm suy giảm nghiêm trọng nguồn thủy sản ven bờ, ảnh hưởng đến khai thác đánh bắt của bà con ngư dân. Trước thực trạng trên, UBND xã Cẩm Nhượng đã chỉ đạo nghiệp đoàn nghề cá, cán bộ thôn xóm tuyên truyền và yêu cầu các ngư dân địa phương viết giấy cam kết không sử dụng chất nổ, xung điện và các biện pháp gây hại ngư trường nguồn lợi trong khai thác hải sản. Đối với tàu cá từ các địa phương khác, UBND xã Cẩm Nhượng đã gửi văn bản yêu cầu UBND huyện Cẩm Xuyên chỉ đạo cơ quan chức năng vào cuộc xử lý”.

Lực lượng tuần tra truy quyét tàu giã cào trên vùng biển Hà Tĩnh làm nhiệm vụ 


 

Trao đổi với phóng viên Thượng tá Lê Trí Tuệ - Chính trị viên Hải đội 2 (Bộ đội BP tỉnh Hà Tĩnh) cho biết, “thời gian qua, đơn vị này phối hợp Đồn Biên phòng Cửa Sót, Văn phòng Thanh tra kiểm soát nghề cá Hà Tĩnh (Sở NN-PTNT) và chính quyền địa phương thường xuyên tuyên truyền vận động ngư dân không được khai thác tận diệt hải sản. Ngoài ra, liên tục tuần tra, truy quét, bắt giữ các tàu giã cào. Tuy nhiên, do nguồn lợi trước mắt, các chủ tàu bất chấp quy định, lén lút đánh bắt và chống đối quyết liệt khiến lực lượng chức năng gặp nhiều khó khăn. Khi bị đơn vị chúng tôi phát hiện, các tàu giã cào thường cắt lưới bỏ chạy và báo tin cho các tàu giã cào đang khai thác gần đó bỏ trốn. Trên đường đi, các thuyền viên trên tàu giã cào vứt lưới và dây thừng xuống biển nhằm khiến tàu tuần tra bị như cụ cuốn vào chân vịt. Thậm chí có một số tàu cố tình đâm vào tàu tuần tra”. Hiện nay đơn vị rất khó khăn về hướng xử lý vì các tàu cá đánh bắt bằng phương thức tận diệt khi bị phát hiện không chịu hợp tác còn có thách thức cơ quan chức năng.

Cụ thể ngày 18/5 vừa qua tàu QNg 92903 TS do Nguyễn Văn Cung (35 tuổi, ngụ xã Nghi Phú, huyện Tư Nghĩa, Quảng Ngãi) làm chủ. Đánh bắt bằng hình thức sử dụng lưới giã cào đánh bắt hải sản trái phép trên vùng biển thuộc xã Kỳ Khang, huyện Kỳ Anh. Thấy lực lượng chức năng, 2 tàu cá lập tức cắt lưới bỏ chạy và lạng lách không cho tàu tuần tra tiếp cận. Chỉ đến khi lực lượng chức năng bắn 2 phát pháo hiệu cảnh cáo thì tàu cá mới chịu dừng lại hợp tác – Thượng tá Tuệ cho biết thêm.

Được biết, các loại hải sản vào bờ sinh sản vào mùa này từ độ tháng 3 về sau đến hết tháng 8 âm lịch đây cũng là thời thời điểm cho các tàu cá công suất lớn hành nghề giã cào ngoại tỉnh xâm nhập vào vùng biển Hà Tĩnh “càn quét”.

DOÃN ĐẠT

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh