CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 01:16

Hà Tĩnh: Nguyên Chủ tịch UBND huyện KỲ Anh lĩnh án 12 năm tù giam

 

Các bị cáo trước phiên tòa xét xử

Theo đó, Tòa án Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh đã tuyên phạt bị cáo Nguyễn Văn Bổng (58 tuổi, nguyên Chủ tịch UBND huyện, nguyên Chủ tịch Hội đồng BT – GPMB huyện Kỳ Anh, nay là xã Kỳ Anh) 12 năm tù giam; Phạm Huy Tường (55 tuổi, nguyên Trưởng Phòng Tài nguyên và Môi trường, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng BT – GPMB huyện Kỳ Anh 11 năm tù giam; Lê Anh Đức ( 35 tuổi, nguyên cán bộ Hội đồng BT- GPMB huyện Kỳ Anh) 8 năm tù giam; Hồ Xuân Cường (58 tuổi, nguyên cán bộ Hội đồng BT – GPMB huyện Kỳ Anh) 3 năm tù giam; Lê Xuân Nghinh (60 tuổi, nguyên Bí thư Đảng ủy xã Kỳ Long) 10 năm tù giam; Lê Quang Hà ( 41 tuổi, nguyên Phó Chủ tịch UBND xã Kỳ Long) 10 năm tù giam; Lê Công Diều ( 60 tuổi, nguyên Chủ tịch UBND xã Kỳ Phương) 3 năm tù giam.

Bên cạnh đó, các bị cáo phải có nghĩa vụ đền bù thiệt hại đã kê khai. Cụ thể, bị cáo Nguyễn Văn Bổng, Phạm Huy Tường mỗi người phải bồi thường 1,6 tỷ đồng; Lê Xuân Nghinh, Lê Quang Hà, Lê Anh Đức mỗi bị cáo bồi thường 1,5 tỷ đồng; bị cáo Lê Công Diếu, Hồ Xuân Cường mỗi người phải bồi thường 142 triệu đồng.

Trong vụ án này, Bổng và bảy cấp dưới bị khởi tố về tội cố ý làm trái quy định Nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng. Trong đó, bị can Lê Hữu Diện (nguyên Chủ tịch UBND xã Kỳ Long, Kỳ Anh, Hà Tĩnh) đã qua đời vì sức khỏe yếu trước ngày xét xử nên được miễn không truy tố.

Theo cáo trạng, từ năm 2008 đến 2009, trong quá trình thực hiện chủ trương đền bù giải phóng mặt bằng để thực hiện dự án Formosa. Dù rõ 72,78 ha đất công không thuộc diện được bồi thường, tuy nhiên bị can Bổng và đồng phạm đã hợp thức hóa số đất này thành đất “tranh chấp” và quy chủ cho các hộ dân để hưởng lợi 100%. Hành vi trên của bị cáo Bổng cùng đồng phạm đã gây thất thoát cho ngân sách bồi thường của dự án hơn 10,4 tỉ đồng (trong đó tại xã Kỳ Long hơn 9,6 tỷ đồng, tại xã Kỳ Phương hơn 840 triệu).

Các bi cáo trước phiên tòa xét xử

Sau khi vụ án xảy ra, UBND xã Kỳ Phương đã nộp tại kho bạc Nhà nước huyện Kỳ Anh số tiền hơn 270 triệu đồng để khắc phục hậu quả. Bị cáo Bổng và các bị can trên cho rằng số tiền trên đã phát hết cho dân và đầu tư xây dựng trụ sở UBND xã Kỳ Phương, Kỳ Long nên không thu hồi được.

Trong quá trình xét xử ngày 30/11 Hội đồng xét xử nhận được Văn bản số 1621 của UBND thị xã Kỳ Anh đề nghị xem xét bổ sung số liệu báo cáo số 23 ngày 12/7/2015. Tuy nhiên, tại phiên tòa, đại diện UBND thị xã Kỳ Anh nhiều lần khẳng định báo cáo số 23 ngày 12/7/2015 của UBND thị xã Kỳ Anh đến nay vẫn giữ nguyên giá trị pháp lý.

Tuy nhiên, trước những tình tiết của các bị cáo đưa ra, Hội đồng xét xử cho rằng, không đủ sức thuyết phục. Căn cứ vào văn bản số 23 ngày 12/7/2015 của UBND thị xã Kỳ Anh, bản đồ số 371 bút lục 10906 – 10930 sổ mục kê của bộ thuế, bản tổng hợp nguồn gốc, thời điểm sử dụng đất bút lục 10592 -10607 thể hiện diện tích đất công ích tại xã Kỳ Long được thu hồi là 16,03ha, tại Kỳ Phương là 88,4ha. Hội đồng xét xử cho rằng truy tố của Viện KSND tỉnh là đúng người, đúng tội.

P. NGA

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh