THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 06:47

Hà Tĩnh đánh sập đường dây lừa đảo 5.000 người, chiếm đoạt hơn 100 tỷ đồng

Trước đó, qua quá trình điều tra, Phòng Cảnh sát hình sự Công an Hà Tĩnh phát hiện một đường dây tội phạm hoạt động lừa đảo qua mạng với quy mô rất lớn với hơn 50 đối tượng tham gia do Lê Bá Hải (SN 1990), cư trú tại khu phố Quang Hưng, thị trấn Ngọc Lặc, huyện Ngọc Lặc (Thanh Hóa), tạm trú tại phòng 1204, chung cư 143, phố Hạ Đình, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân (Hà Nội) cầm đầu thực hiện hành vi lừa đảo của các bị hại ở khắp các tỉnh, thành trên địa bàn cả nước.

Lực lượng Cảnh sát Hình sự Công an Hà Tĩnh đã được cử cán bộ, chiến sỹ đến 35 tỉnh, thành phố để thu thập thông tin, tài liệu xác định các đối tượng và tìm chứng cứ bắt giữ.

Các đối tượng trong đường dây bị bắt giữ

Các đối tượng trong đường dây bị bắt giữ

Ngày 29/12/2021 Phòng Cảnh sát Hình sự Công an Hà Tĩnh đã phối hợp với các phòng nghiệp vụ trong Công an tỉnh và các đơn vị địa phương, cùng với Công an Thành phố Hà nội, Công an tỉnh Thanh Hóa, huy động hơn 100 cán bộ, chiến sỹ đồng loạt bắt, giữ, khám xét 40 đối tượng (trong đó có 12 đối tượng giữ vai trò chủ mưu, cầm đầu) tại 40 địa điểm khác nhau ở Hà Nội và Thanh Hóa.

Tại hiện trường lực lượng chức năng thu giữ 1 ô tô, 64 điện thoại di động, 45 máy tính xách tay, 40 tài khoản ngân hàng, hơn 2 tỉ đồng tiền mặt và nhiều tài sản, tài liệu liên quan.

Đối tượng do Lê Bá Hải

Đối tượng do Lê Bá Hải

Kết quả điều tra bước đầu xác định, từ khoảng tháng 6/2021 đến khi bị bắt, Lê Bá Hải cùng đồng bọn đã lôi kéo hơn 50 đối tượng tham gia hoạt động lừa đảo qua mạng, rồi tổ chức thành 11 nhóm (các đối tượng gọi là “Văn phòng”) hoạt động ở địa bàn TP. Hà Nội và tỉnh Thanh Hóa theo mô hình công ty có nhiều văn phòng hoạt động trực tuyến, phân công cho 11 đối tượng làm nhóm trưởng, chịu trách nhiệm tuyển dụng, hướng dẫn, điều hành hoạt động phạm tội của từng nhóm với phương thức thủ đoạn tuyển cộng tác viên đăng bài bán bản vẽ thiết kế trên mạng Internet sau đó đưa ra các thông tin gian dối, hứa hẹn hấp dẫn để lừa đảo chiếm đoạt tiền của cộng tác viên (người bị hại).

Quá trình điều tra, xác định đường dây tội phạm này được tổ chức chặt chẽ, hoạt động trực tuyến rất tinh vi, sử dụng giao dịch tiền ảo để rửa tiền chiếm đoạt, sử dụng sim rác, tài khoản không chính chủ, tài khoản mạng xã hội ảo.. để xóa dấu vết, đối phó với các cơ quan chức năng, đã lừa đảo chiếm đoạt tài sản của khoảng hơn 5.000 người bị hại ở nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước với số tiền chiếm đoạt ước tính hơn 100 tỷ đồng.

THÀNH SEN

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh