CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 01:23

Hà Nội triển khai công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tới các xã, phường, thị trấn

Năm 2021, dưới dự lãnh đạo sát sao, kịp thời của Thành ủy, Hội đồng nhân dân và sự chỉ đạo của UBND TP, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tại và tìm kiếm cứu nạn Thành phố Hà Nội, công tác phòng, chống, ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố, thiên tai đã được triển khai toàn diện, có nhiều chuyển biến tích cực, đảm bảo thích ứng linh hoạt, an toàn, hiệu quả; vừa khắc phục sự cố, thiên tai vừa đảm bảo phòng, chống dịch.

Công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (Ảnh MH)

Công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (Ảnh MH)

4 tháng đầu năm 2022, các lực lượng đã nhanh chóng triển khai các phương án ứng phó, khắc phục hậu quả theo phương châm “4 tại chỗ”, từ đó kịp thời khắc phục các sự cố, hậu quả do thiên tai gây ra.

Cụ thể, Bộ Tư lệnh Thủ đô đã phối hợp với các cơ quan chức năng tham gia xử lý 37 vụ việc làm chết 8 người, bị thương 4 người, gây cháy và sập 7.604 m2 nhà, hư hỏng 8 phương tiện; thiệt hại ước tính khoảng 1.505 tỷ đồng.

Công an Thành phố tổng hợp đã xảy ra 131 vụ cháy làm 5 người chết, 7 người bị thương, thiệt hại về tài sản ước tính khoảng 4,6 tỷ đồng; ngoài ra còn có 107 vụ chập điện trên cột và 200 sự cố khác.

Thời gian tới, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN Thành phố tham mưu UBND TP chỉ đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ phòng, chống, ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố, thiên tai và TKCN; kịp thời thông tin, dự báo, cảnh báo tình hình thiên tai, sự cố, chỉ đạo các địa phương, đơn vị thực hiện phòng, chống, ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố, thiên tai và TKCN.

Chuẩn bị nhân lực, vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm theo phương châm “4 tại chỗ”; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn các sở, ban, ngành, địa phương, đơn vị trên địa bàn Thành phố tổ chức triển khai thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn PCTT&TKCN theo đúng chỉ đạo của Trung ương, Thành phố. 

Bên cạnh đó, các sở, ban, ngành Thành phố theo chức năng, nhiệm vụ của mình xây dựng kế hoạch PCTT, phương án ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố, thiên tai và TKCN cụ thể, chi tiết, bám sát tình hình thực tế, tập trung chỉ đạo, tổ chức chuẩn bị đầy đủ các điều kiện đảm bảo, kịp thời triển khai phương an khi có tình huống xảy ra; chịu trách nhiệm về mọi hoạt động trong công tác PCTH và TKCN thuộc lĩnh vực ngành quản lý. 

UBND các quận, huyện, thị xã, xã, phường, thị trấn chịu trách nhiệm toàn diện tổ chức thực hiện công tác PCTT&TKCN trên địa bàn phụ trách.

Rà soát lồng ghép nội dung đảm bảo an toàn phòng chống dịch Covid-19 vào phương án ứng phó với các tình huống thiên tai phù hợp với điều kiện cụ thể từng địa phương, đặc biệt là các bệnh viện, khu cách ly y tế, khu công nghiệp tập trung, điều chỉnh phương án sơ tán dân vùng nguy cơ cao theo hướng ưu tiên sơ tán tại chỗ, xen, kẹt, hạn chế sơ tán tập trung, sẵn dàng các phương án chỉ huy, chỉ đạo khi có tình huống, phát huy tối đa phương châm “4 tại chỗ” ứng phó kịp thời, hiệu quả trong trường hợp sự hỗ trợ từ bên ngoài bị hạn chế do phải áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội phòng chống dịch.

Tổ chức lực lượng quản lý đê nhân dân, lực lượng tuần tra canh gác và xung kích tập trung, tổ chức tuần tra, canh gác, kiểm tra thường xuyên đê điều, hồ đập, các công trình phòng, chống thiên tai, phát hiện xử lý, báo cáo kịp thời mọi sự cố bất lợi xảy ra trên địa bàn quản lý ngay từ khi mới phát sinh…

Phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành Thành phố theo quy chế phối hợp trong công tác phòng, ngừa, xử lý vi phạm pháp luật về đê điều, công trình thủy lợi, vệ sinh môi trường trên địa bàn Thành phố, chỉ đạo, tổ chức xử lý kiên quyết, đúng quy định của pháp luật các trường hợp vi phạm Luật Đê điều, Luật Thủy lợi… 

CHU LƯƠNG

Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh