THỨ BẨY, NGÀY 18 THÁNG 01 NĂM 2025 08:14

Hà Nội: Tìm giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

 
Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong  phát biểu

Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong phát biểu

Báo cáo tại hội nghị, Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hoàng Thành Thái cho biết: Trong giai đoạn 2021 - 2022, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn thành phố thực hiện tuyển sinh đào tạo 474.393/445.000 lượt người. Trung bình mỗi năm, các cơ sở này thực hiện tuyển sinh, đào tạo 237.000 lượt người, đạt 103,04% chỉ tiêu đề ra tại Chương trình số 06-CTr/TU, đạt 106,61% so với kế hoạch đề ra giai đoạn 2021 - 2022.

Trên địa bàn thành phố hiện có 352 cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp, gồm 69 trường cao đẳng, 83 trường trung cấp, 48 trung tâm giáo dục nghề nghiệp/dạy nghề, 18 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên và 134 doanh nghiệp, loại hình khác. Hà Nội có 19 trường trung cấp, cao đẳng công lập trực thuộc (10 trường cao đẳng, 9 trường trung cấp).

10 tháng năm 2023, các cơ sở có hoạt động giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn thành phố tuyển sinh đạt 220.800 người, đạt 96% kế hoạch tuyển sinh năm 2023, tăng 2,91% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, tỷ lệ học sinh, sinh viên, học viên có việc làm sau tốt nghiệp đạt 70 - 80%. Nhiều ngành nghề, học sinh, sinh viên ra trường được tuyển dụng 100%, như: Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí, công nghệ kỹ thuật điện, điện tử, công nghệ sơn ô tô, công nghệ ô tô, tự động hóa...

Công tác đào tạo gắn với doanh nghiệp luôn được thành phố quan tâm chú trọng. Từ năm 2021 đến nay, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã hợp tác với gần 3.000 lượt doanh nghiệp với nhiều nội dung, hình thức phối hợp đa dạng, như: Tiếp nhận 104.053 học sinh, sinh viên đến thực hành, thực tập; 1.705 doanh nghiệp tuyển dụng 397.901 học sinh, sinh viên vào làm việc sau khi tốt nghiệp; 1.301 doanh nghiệp đặt hàng đào tạo đối với 328.063 học sinh, sinh viên…

Chính sách phân luồng học sinh tốt nghiệp THCS của Chính phủ nói chung và của thành phố nói riêng đã tạo ra nhiều thay đổi tích cực. Cụ thể, chính sách này mở ra nhiều cơ hội cho học sinh và phụ huynh khi quyết định hướng đi cho tương lai, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh và lực học của học sinh cũng như xu hướng phát triển của xã hội và thị trường lao động.

Dù vậy, công tác tuyển sinh trình độ trung cấp, cao đẳng của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp chưa đạt được kết quả như mong muốn. Tâm lý trọng bằng cấp vẫn phổ biến. Đa số học sinh sau khi tốt nghiệp THPT đều đặt mục tiêu vào đại học, không muốn đi học nghề...

Phó Giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội Hà Nội Hoàng Thành Thái báo cáo tại Hội nghị

Phó Giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội Hà Nội Hoàng Thành Thái báo cáo tại Hội nghị

Tại hội nghị, các đại biểu đã tập trung thảo luận về những thuận lợi cũng như khó khăn, kiến nghị cho công tác tuyển sinh, đào tạo và phân luồng học sinh tham gia học cấp giáo dục nghề nghiệp; vấn đề đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, xây dựng phát triển trường chất lượng cao, nghề trọng điểm; công tác tự chủ theo Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021 của Chính phủ.

Cùng với đó là vấn đề hợp tác công tư; tiếp cận và tiếp nhận các nguồn tài trợ của doanh nghiệp trong và ngoài nước cho hoạt động giáo dục nghề nghiệp; vấn đề biên chế, tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng tay nghề, nghiệp vụ cho nhà giáo…

Phát biểu kết luận Hội nghị, Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong biểu dương Sở Lao động Thương binh và Xã hội cùng đại diện lãnh đạo các trường cao đẳng, trung cấp công lập thuộc Thành phố đã tham dự Hội nghị lần này. Đây là dịp quan trọng để lãnh đạo Thành phố lắng nghe, chia sẻ và qua đó đánh giá toàn diện về công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực theo các Nghị quyết của Trung ương và Thành phố. Trong đó, việc phát triển của Thủ đô trong giai đoạn tới cần được đẩy mạnh trên 3 trụ cột quan trọng gồm: Văn hiến, văn hóa Hà Nội; nguồn nhân lực chất lượng cao; đổi mới sáng tạo, khoa học công nghệ và chuyển đổi số.

Chia sẻ ý nghĩa cũng như những nội dung quan trọng của Chương trình số 06-CTr/TU, Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong cho rằng, việc đầu tư cho lĩnh vực giáo dục thời gian qua của Thành phố mới chỉ dừng lại ở giáo dục phổ thông, Trường Đại học Thủ đô, Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong. Trong khi đó, giáo dục nghề nghiệp liên quan trực tiếp đến nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Thủ đô dù được đầu tư nhưng chưa thực sự thỏa đáng, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn. 

Phó Bí thư Thành ủy chia sẻ với các nhóm khó khăn mà các trường đang gặp phải, trong đó có tự chủ tài chính, công tác tuyển sinh… Trong bối cảnh đó, công tác đào tạo nghề trên địa bàn Thành phố vẫn có nhiều đóng góp quan trọng trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Thủ đô. Phó Bí thư Thành ủy đánh giá cao sự phối hợp giữa các nhà trường với doanh nghiệp để đào tạo nghề gắn với thị trường theo xu hướng chung của thế giới hiện nay. Trong đó, chú trong công tác thực hành, chứ không “đào tạo chay”, đây là một xu hướng tích cực mà có sự đóng góp rất lớn của các nhà trường.

Về nhiệm vụ thời gian tới, Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong đề nghị các đơn vị liên quan cần phải thay đổi nhận thức rằng, giáo dục nghề nghiệp cùng với giáo dục phổ thông hình thành nên hệ thống giáo dục hoàn chỉnh và mỗi loại hình có vai trò, vị trí quan trọng khác nhau nhằm góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Thủ đô. Theo xu hướng của thế giới là phải phân luồng học sinh từ sớm, vì thế hệ thống trường nghề có vai trò quan trọng trong đào tạo nghề, bổ cập kiến thức nghề và đào tạo nghề ngắn hạn… phục vụ nhu cầu của xã hội.

Hiện nay trên địa bàn Thành phố có 1.300 làng nghề và làng có nghề. Đây là nguồn lực lớn để thành phố vừa phát triển kinh tế - xã hội vừa bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa và phát triển công nghiệp văn hóa. Trong bối cảnh nhiều di sản văn hóa vật thể và phi vật thể bị tác động nghiêm trọng, Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong đề nghị các trường nghề cần có vai trò quan trọng hơn trong việc vừa đào tạo nghề vừa góp phần bảo tồn, phát triển các nghề truyền thống của Hà Nội.

Trên cơ sở kiến nghị của các nhà trường, Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong cho rằng cần đầu tư

Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong cùng Giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội Bạch Liên Hương tặng hoa chúc mừng lãnh đạo các cơ sở giáo dục nghề nghiệp nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong cùng Giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội Bạch Liên Hương tặng hoa chúc mừng lãnh đạo các cơ sở giáo dục nghề nghiệp nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

hơn nữa cho công tác đào tạo nghề, từ việc đầu tư cơ sở vật chất, chất lượng nguồn nhân lực, đến các cơ chế chính sách giúp các nhà trường tháo gỡ khó khăn.

Từ thực tế hoạt động của các trường cao đẳng, trung cấp công lập hiện nay, Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong, Trưởng Ban Chỉ đạo Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy cũng đề nghị UBND Thành phố cần sớm có quy hoạch mạng lưới các trường nghề theo đúng định hướng của Thành phố giai đoạn 2030-2045. Trong đó, sớm tháo gỡ những khó khăn cho các nhà trường khi thực hiện tự chủ tài chính; đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong đào tạo nghề chất lượng cao; đồng thời xây dựng kế hoạch đào tạo đội ngũ giảng viên tại các trường nghề…

Nhân dịp này Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong cùng Giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội Bạch Liên Hương tặng hoa chúc mừng lãnh đạo các cơ sở giáo dục nghề nghiệp nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.

Văn Lý

Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh