CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 02:03

Hà Nội: Quý II/2020 kiểm tra việc quản lý, sử dụng hàng loạt tòa nhà chung cư

Theo kế hoạch kiểm tra của Sở Xây dựng, trong quý II/2020, Đoàn sẽ kiểm tra tại các quận, huyện: Long Biên, Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Hà Đông, Thanh Xuân, Cầu Giấy, Ba Đình, Đống Đa, Tây Hồ, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai, Thanh Trì.

Trong quý III, quý IV-2020 kiểm tra tại các huyện: Gia Lâm, Hoài Đức, Chương Mỹ, Thanh Oai, Mê Linh, Đan Phượng, Quốc Oai.

Hà Nội: Quý II/2020 kiểm tra việc quản lý, sử dụng hàng loạt tòa nhà chung cư - Ảnh 1.

Hà Nội triển khai kiểm tra các dự án nhà ơ trên địa bàn.

Đợt kiểm tra này sẽ làm rõ những hạn chế, khó khăn cần tháo gỡ, xác định nguyên nhân trách nhiệm, nhằm kịp thời chấn chỉnh, hướng dẫn, khắc phục những tồn tại hạn chế, thiếu sót trong công tác quản lý vận hành, sử dụng nhà chung cư.

Hà Nội là địa phương phát triển sớm loại hình nhà chung cư. Theo thống kê mới nhất, đến nay có 13,5% dân số Hà Nội đang sinh sống ở chung cư. Thành phố có gần 2.600 chung cư, chiếm 58% số lượng chung cư của cả nước, trong đó có gần 1.580 chung cư cũ, 845 chung cư thương mại và 174 chung cư tái định cư.

Trong đó có 86 chung cư có tranh chấp, ảnh hưởng đến an ninh trật tự xã hội. Mâu thuẫn điển hình là việc bàn giao, quản lý, sử dụng quỹ bảo trì chung cư, một số chủ đầu tư cố tình "ôm quỹ" không bàn giao cho ban quản trị tòa nhà, ảnh hưởng đến quyền lợi của cư dân…

Trước đó, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà đã ký Quyết định 980/QĐ-BXD ngày 18/11/2019 ban hành Kế hoạch thanh tra năm 2020. Theo đó, năm tới, Thanh tra Bộ Xây dựng tập trung thanh tra việc quản lý, sử dụng quỹ bảo trì tại hàng loạt dự án chung cư ở Hà Nội và TP.HCM.

Tại Hà Nội có 16 dự án thuộc diện thanh tra về công tác quản lý sử dụng kinh phí bảo trì, trong đó có một số dự án đã xảy ra tranh chấp. Cụ thể, những dự án thuộc diện thanh tra gồm: Cụm chung cư Bắc Hà C14 (Tố Hữu, Nam Từ Liêm) do Công ty Tập đoàn Bắc Hà làm chủ đầu tư, Khu nhà ở Trung Văn của Công ty cổ phần Xây dựng số 3 (Vinaconex 3); chung cư tại Khu đô thị Mỗ Lao (Hà Đông) của Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển Hoàng Thành...

Ngoài ra, trong danh sách còn nêu thêm những dự án như: Dự án 90 Nguyễn Tuân (quận Thanh Xuân), dự án CT2AB, CT2C Xuân Phương thuộc Khu đô thị mới Xuân Phương (quận Nam Từ Liêm) đều của Công ty cổ phần Đầu tư đô thị và khu công nghiệp Sông Đà 7; Dự án chung cư Hateco (quận Hoàng Mai), Hateco 6 (quận Nam Từ Liêm) của Tập đoàn Hateco; Dự án Hinode city Minh Khai (quận Hai Bà Trưng) của Tổng công ty cổ phần Thương mại Xây dựng Vietracimex; Dự án Intracom Trung Văn (quận Nam Từ Liêm), Intracom Cầu Diễn (quận Bắc Từ Liêm), Intracom Riverside (Vĩnh Ngọc, huyện Đông Anh) của Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng hạ tầng và giao thông (Intracom)...

Tại TP HCM, một loạt dự án cũng nằm trong danh sách này như chung cư Khang Gia Tân Hương (Tân Phú); Hoàng Anh River View (Công ty Hoàng Anh Gia Lai); Chung cư Khánh Hội 2 (Công ty Đầu tư Dịch vụ Khánh Hội); chung cư Morning Start (Công ty Dịch vụ Xây dựng Địa ốc Xanh), chung cư Investco - Babylon (Công ty Xây dựng và phát triển Hồng Hà)...

Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, tại 40 địa phương, 4.000 tòa chung cư tương đương 96% đã đưa vào vận hành nhưng không có vướng mắc, tranh chấp về kinh phí bảo trì. Tuy nhiên, chỉ riêng tại Hà Nội và TP.HCM hiện vẫn còn hơn 400 tranh chấp, chiếm khoảng 10% trong tổng số nhà chung cư cả cũ và mới của hai địa phương này. Đặc biệt vẫn còn 54 chung cư không bàn giao, chậm bàn giao hoặc chỉ bàn giao một phần kinh phí bảo trì cho Ban Quản trị.

CHÂU ANH

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh