THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 10:01

Huyện Đông Anh (Hà Nội): Quy hoạch làng nghề biến thành biệt thự

 

Khó khăn về mặt bằng sản xuất

Một vòng quanh xã Vân Hà, dễ thấy những khúc gỗ lớn được xếp ngổn ngang đầy đường, khói bụi từ các cơ sở sản xuất ngập ngụa không khí làng nghề, nhiều người dân ở đây cho biết; nghề ngày một phát triển, thế nhưng đất để quy hoạch nhà xưởng không có nên họ đành phải chen chúc với gỗ với ô nhiễm để mà sống.

Tại xưởng gỗ nhà anh Đào Sỹ Nguyên, một trong những cơ sở lớn nhất ở Vân Hà, lúc nào tại xưởng cũng có hơn chục công nhân đang làm việc. Anh Nguyên cho hay; độ 3 năm trở lại đây số lượng đơn đặt hàng sản xuất của cơ sở nhà anh tăng lên rất nhiều, cùng với việc cải tiến về máy móc, thì diện tích nhà xưởng cũng được anh mở rộng và phát triển. Thế nhưng đến nay vấn đề anh Nguyên lo ngại nhất chính là diện tích nhà xưởng, vì các cơ sở bên cạnh cũng tăng, hơn nữa xưởng gỗ hoạt động gần nhà ở sẽ tăng nguy cơ ô nhiễm môi trường.

Anh Nguyên đang trò chuyện vơi đối tác người nước ngoài

Thiếu đất để tăng diện tích nhà xưởng, người làm nghề đành mang gỗ ra đường để

Anh Nguyên cho biết “ Từ một xưởng gỗ nhỏ 200 m2, sau 5 năm tôi đã tăng lên 300m2, hết cả diện tích nhà ở và vườn rau của gia đình, thế nhưng nếu đáp ứng được số lượng đơn hàng như hiện tại thì xưởng nhà tôi cần khoảng 2000m2 tức là gấp 4 lần như thế này mới đủ. Không có diện tích để chứa gỗ, điện tích đặt máy móc nên nhiều đơn hàng tôi đành bỏ, nghĩ mà thấy tiếc thật”.

Trong thông báo mời thầu có ghi rõ đất để xây dựng nhà xướng.. thế mà nay thành biệt thự cả


Cơ sở sản xuất của gia đình nhà anh Nguyên cũng giống như hàng trăm cơ sở sản xuất khác ở Xã Vân Hà. Tất cả đều nằm trong tình trạng thiếu mặt bằng để sản xuất.  Nhận thấy được điều này từ năm 2008,  UBND huyện Đông Anh đã  đề ra dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật hoàn chỉnh đồng bộ cụm làng nghề tập trung tại xã Vân Hà, phát triển khu sản xuất tập trung tách khỏi khu dân cư, tập hợp các tổ chức, cá nhân sản xuất tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn xã cũng như các vùng lân cận…Ngày 27/2/2008, UBND huyện Đông Anh đã phê duyệt Dự án xây dựng hạ tầng Cụm sản xuất làng nghề tập trung xã Vân Hà, với tổng diện tích 101.187m2. Vốn đầu tư dự kiến trên 75 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách huyện và vốn huy động. 

 Vì sao dự án bị biến tướng?

Năm 2014, UBND huyện Đông Anh đã tiến hành 2 đợt đấu giá quyền sử dụng đất 50 năm để làm nhà xưởng sản xuất, gia công, chế tác gỗ thủ công mỹ nghệ tại các ô đất XN-02 và XN-04 trong cụm sản xuất tập trung làng nghề xã Vân Hà. Hơn 10 hộ trúng đấu giá đã được UBND huyện Đông Anh đã cấp giấy chứng  nhận quyền sử dụng đất và Giấy phép xây dựng. Trong các giấy phép này đều quy định rõ việc, phải xây dựng nhà xưởng, chiều cao không quá 2 tầng, tỷ lệ lấp đầy chỉ là 1/2 diện tích trúng thầu.

Những ngôi biệt thự mọc lên thay cho các nhà xưởng

Lý do mà các hộ dân ở đây thay các biệt thự bằng các nhà xưởng, là do họ chưa đọc kỹ quy định về việc đấu giá đất ở dự án này, thứ 2 là trong lúc đấu giá chủ đầu từ đẩy giá đất lên giá đất quá cao, hơn 17 triệu đồng/m2, trong khi mức giá khởi điểm chỉ là 5.512.000 đồng, bước giá là 200.000 đồng. Vì giá cao nên nhiều nhà phải chung tiền nhau mới mua được 1 lô, nên sau khi mua xong họ tự ý thỏa thuận xé lẻ miếng đất xây nhà trên đất có quyền sử dụng 50 năm.

Ông Đào Trọng Khánh, Phó Chủ tịch UBND xã Vân Hà

Ông Nguyễn Xuân Thịnh, 70 tuổi thôn Hà Khê cho biết; “Dự án đầu tư biết bao nhiều tiền cho các công trình hạ tầng, sau đó bỏ hoang như thế này, cơ sở hạ tầng chưa hoàn thiện đã được đem ra đấu giá. Lúc đấu giá thì toàn là "cò" ở đâu đến đẩy giá lên cao. Người có nghề thì không mua được đất, người mua được đất thì không có nghề, xây biệt thự là phải”

Hiện tại làng nghề đang gặp khó vì thiếu đất để mở xưởng, trong khi khu quy hoạch lại không có nhà xưởng, hạ tầng khu dự án đang bắt đầu có dấu hiệu xuống cấp. Hơn thế, nữa là vì quy hoạch cầu thả, không tính toán nên dự án đã vô tình đã lấp hết mương máng để dẫn nước vào diện tích ruộng phía bên cạnh, khiến cho nhiều diện tích " đồng xôi ruộng mật của người dân bị bỏ hoang". người dân vô cùng bức xúc.

Người đân bán gỗ khắp các con đường ở Vân Hà gây mất an toàn giao thông

 Trao đổi với chúng tôi, ông Đào Trọng Khánh, Phó Chủ tịch UBND xã Vân Hà cho rằng: “ Dự án khi chưa hoàn tất cở hạ tầng đã đưa vào đấu giá, giá lại cao nên chẳng có ai mua. Nơi khác, như Tiên Sơn, Từ Sơn ( Bắc Ninh) người ta cũng cho xây biệt thự đấy có ai nói gì đâu, và nếu ở đây không cho xây thì các nhà đầu tư người ta bỏ đi hết .Cái này quê tôi gọi là " chảy máu nguồn lực phát triển quê hương

Sau gần chục năm đáng nhẽ ra đây phải là khu nhà xưởng thì dự án 1 phần biến tướng thành biệt thự, phần thì bỏ hoang

Câu trả lời của ông Phó chủ tịch có điều bất nhất. Khi đây là dự án dịch chuyển làng nghề ra khỏi khu dân cư để tránh ô nhiễm môi trường, để bảo vệ đời sống nhân dân, vậy mà hiện trạng thì “ Biệt thự mọc thay cơ sở sản xuất” Hiểu theo ý của ông Khánh, nên cho phép xây biệt thự trong này để thu hút được nhà đầu tư, bán được đất trong dự án nhằm phát triển quê hương, giúp quê hương có thêm nhiều biệt thự....!

Như vậy có thể thấy rằng những nghi ngờ của dư luận “Liệu rằng đây có phải là một trong những chiêu trò của các nhà đầu tư bất động sản móc nối với chính quyền địa phương, để “ đánh bùn sang ao” hàng nghìn m2 đất hay không? Không phải không có căn cứ!

Nguyễn Tùng

Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh