THỨ SÁU, NGÀY 20 THÁNG 09 NĂM 2024 01:36

Hà Nội nửa đầu thế kỉ XX của Nguyễn Văn Uẩn

 

Hai tập Hà Nội nửa đầu thế kỉ XX được chia làm 6 quyển, dựa trên các khu vực của thành phố. Mỗi quyển có một bài mở đầu nêu những đặc điểm riêng của khu vực nói trong tập đó, rồi lại chia tiếp thành các phần, chương theo đặc điểm địa lý và dân cư. Sách có phụ lục Về tên phố của Hà Nội, Danh sách Toàn quyền Đông Dương từ 1884 đến 1945 và Những đơn vị hành chính của Hà Nội từ sau 1945, bản đồ và các chỉ dẫn khác phục vụ cho việc tra cứu.

 

Bộ sách này từng được trao tặng Giải thưởng Thăng Long năm 1996.

 

Thực ra, ý tưởng giản dị ban đầu của tác giả chỉ là “ghi lại quang cảnh phố xá cũ của Hà Nội còn sót lại, nhắc đến những điều còn ghi nhớ, với mục đích chụp ảnh lại những cái đang phai mờ, đang mất đi, hình ảnh dáng dấp đặc điểm của mỗi phố phường Hà Nội mang những tên gọi độc đáo”. Từ đó, nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Uẩn dần bắt tay vào đọc tài liệu viết trong các thư viện, đi điều tra thực địa, phỏng vấn hàng trăm người để sưu tầm tư liệu.

Bộ sách Hà Nội nửa đầu thế kỉ XX là tâm huyết được nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Uẩn ấp ủ và chuẩn bị trong suốt cuộc đời dạy lịch sử, nhưng mãi đến khi về hưu năm 1975 mới có điều kiện thực hiện. Ròng rã nhiều năm liền lao động vất vả và nghiên cứu với tất cả nhiệt tâm của một nhà nghiên cứu đích thực, đến năm 1985 bản thảo bộ sách Hà Nội nửa đầu thế kỉ XX mới hoàn thành và xuất bản lần đầu năm 1995. 

Có thể nói, Hà Nội nửa đầu thế kỉ XX là công trình đồ sộ của nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Uẩn. Bộ sách đã đáp ứng được sự mong đợi của những người muốn tìm hiểu sâu về Hà Nội giai đoạn biến đổi từ một kinh đô phong kiến sang một đô thị phát triển theo hướng hiện đại, cụ thể là từ thời Tự Đức cuối thế kỉ XIX trải qua thời kì thực dân Pháp chiếm đóng đến ngày Thủ đô hoàn toàn giải phóng. 

Tọa đàm được tổ chức nhân dịp bộ sách được Nhã Nam phát hành lại, để bàn về những thay đổi của Hà Nội từ quá khứ đến hiện tại và hướng tới tương lai. Với sự tham gia của các diễn giả: Họa sĩ, nhà phê bình, nghiên cứu mỹ thuật Phan Cẩm Thượng; Nhà sử học Dương Trung Quốc; Nhà văn Nguyễn Ngọc Tiến.

THANH NHUNG

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Trong nhiều thế kỷ, Đông y đã là một phần quan trọng trong y học và văn hóa của nhiều nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay, niềm tin...
3 tháng trước
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh