Hà Nội: Dự kiến hết năm 2019, tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm còn 3%
- Dược liệu
- 23:04 - 03/10/2019
- Người cao tuổi, hộ nghèo Hà Nội được miễn phí sử dụng phương tiện công cộng
- Người cao tuổi, hộ nghèo Hà Nội được miễn phí sử dụng phương tiện công cộng
- Người cao tuổi, hộ nghèo Hà Nội được miễn phí sử dụng phương tiện công cộng
- Hơn 4.000 hộ nghèo Hà Nội sẽ được hỗ trợ xây, sửa nhà
- Hơn 1,4 triệu lượt hộ nghèo Hà Nội được vay vốn từ NHCSXH
Phát triển kinh tế, nâng cao đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu số là một trong những nhiệm vụ chính trị - xã hội được Hà Nội đặc biệt chú trọng, chỉ đạo triển khai trong nhiều năm qua.
Nhằm phát triển kinh tế, từng bước nâng cao đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu số, thành phố Hà Nội đã ban hành các Kế hoạch số 166 và 138 về "Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của Thủ đô" giai đoạn 2011 - 2015 và 2016 - 2020. Gần 1.700 tỷ đồng đã được thành phố bố trí phục vụ mục tiêu nâng cấp đồng bộ cơ sở hạ tầng vùng dân tộc thiểu số.
Hà Nội cũng đã ban hành kế hoạch thực hiện Quyết định số 2085/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2017 - 2020 với tổng kinh phí là 21,2 tỷ đồng; Quyết định số 900/QĐ-UBND về việc phê duyệt kế hoạch phân bổ nguồn vốn cho vay đối với người nghèo và các đối tượng chính sách, trong đó phân bổ 14,8 tỷ đồng cho đồng bào vùng dân tộc thiểu số.
Thực hiện Quyết định số 102/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, thành phố đã ban hành quy định mức hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo vùng khó khăn, trong đó nâng mức hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo trên địa bàn xã khu vực II từ định mức của Chính phủ là 80.000 đồng lên 150.000 đồng/người/năm; xã khu vực III từ 100.000 đồng lên 200.000 đồng/người/năm.
Giai đoạn 2014 - 2018, Hà Nội đã bố trí gần 5,8 tỷ đồng để hỗ trợ trực tiếp cho đồng bào dân tộc thiểu số vùng khó khăn. Bên cạnh đó, từ năm 2014 đến nay, Ngân hàng Chính sách xã hội thành phố cũng cho gần 7.300 lượt hộ dân tộc thiểu số nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo, học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn vay vốn để phát triển kinh tế, tạo việc làm với số tiền trên 214 tỷ đồng.
Kết quả, từ cuối năm 2016, thành phố không còn xã, thôn thuộc diện đặc biệt khó khăn. Đến nay, thu nhập bình quân đầu người đạt trên 35 triệu đồng/năm, có xã đạt 46 triệu đồng/năm. Đầu năm 2019, tỷ lệ hộ nghèo vùng dân tộc thiểu số còn 3,7%; dự kiến hết năm 2019, con số này sẽ giảm còn 3%.