THỨ SÁU, NGÀY 20 THÁNG 09 NĂM 2024 07:45

Giao lưu nghệ thuật đương đại Việt –Hàn

 

Mở đầu các hoạt động nghệ thuật trong dịp này là triển lãm mang tên “Ranh giới vô định” được khai mạc vào chiều 3/3 và kéo dài đến hết 31/3 tại Trung tâm Văn hóa Hàn Quốc tại Việt Nam và Không gian Di sản Heritage Space, nhân kỷ niệm 25 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Hàn Quốc (22/12/1992-22/12/2017). Ông Lee Dae Joong cho biết, đây là một hoạt động nằm trong chuỗi "Dự án đào tạo chuyên gia giao lưu văn hóa quốc tế" (NEXT Expert Training) của Quỹ Hỗ trợ Kinh doanh Nghệ thuật Hàn Quốc, do Trung tâm Văn hóa Hàn Quốc tại Việt Nam phối hợp với Quỹ Hỗ trợ Kinh doanh Nghệ thuật của Hàn Quốc đồng tổ chức.



Theo đó, triển lãm "Ranh giới vô định" sẽ giới thiệu tới công chúng các tác phẩm nghệ thuật của 8 nghệ sĩ Việt Nam và Hàn Quốc có độ tuổi 30-40, hiện đều đang hoạt động nghệ thuật tích cực và có nhiều dấu ấn như: Ki Seulki, Beak Hyunjoo, Lee Woosung, Jo Hyejin, Ưu Đàm Trần Nguyễn, Phi Phi Oanh, Bùi Công Khánh, Lại Thị Diệu Hà. Mỗi tác phẩm ẩn chứa những suy tư của các nghệ sĩ đương đại về ranh giới giữa truyền thống và hiện đại, ranh giới giữa lý tưởng và hiện thực, giữa cá nhân và xã hội, đồng thời truyền tải những câu chuyện về sự thay đổi cũng như những hiện tượng đang diễn ra trong lòng xã hội Việt Nam và Hàn Quốc. Triển lãm lần này là cơ hội để khám phá và thể hiện những quan điểm đa sắc, đa chiều của nghệ sĩ hai đất nước Á đông.

Mang đến triển lãm tác phẩm Palimpsest, họa sĩ Phi Phi Oanh đến từ Mỹ cho biết, đây là một tác phẩm sắp đặt- điêu khắc – ánh sáng bao gồm máy chiếu những tâm “da sơn mài” nhỏ lên trên khung lụa trong. Để tạo ra những lớp da sơn mài này, tác giả đã thể hiện những kỹ thuật truyền thoolngs của tranh sơn mài lên bề mặt các tấm kính mỏng, rồi chiếu sáng chúng dưới ánh đèn máy chiếu. Còn họa sĩ Heaven Baek (Hàn Quốc) lại cho rằng, chủ đề cá nhân luôn là vấn đề cốt lõi trong các tác phẩm của mình. “Các dự án của tôi luôn đặt ra câu hỏi nhưng không cung cấp một câu trả lời trực tiếp. Tác phẩm của tôi chỉ tìm ra câu trả lời cho chính nó thông qua quá trình tương tác giữa khán giả và người tham gia” – họa sĩ Heaven Baek chia sẻ.



Cũng theo Giám đốc Trung tâm văn hóa Hàn Quốc tại Việt Nam, trong khuôn khổ triển lãm sẽ có chương trình Tọa đàm bàn tròn với sự tham gia của 8 chuyên gia nghệ thuật thị giác hai nước Việt Nam và Hàn Quốc trong hai ngày từ ngày 16 -17/3 tới nhằm tìm kiếm phương hướng giao lưu mỹ thuật giữa hai nước trong tương lai. Chương trình tọa đàm sẽ tiến hành thảo luận theo các chủ đề bảo tàng mỹ thuật và phòng tranh, không gian nghệ thuật độc lập, sưu tầm nghệ thuật, phê bình và báo chí nhằm chia sẻ tình hình của giới mỹ thuật hai nước. Các chuyên gia Hàn Quốc tham gia thảo luận chuyên đề lần này gồm bà Park Gahee, Giám tuyển của Bảo tàng Mỹ thuật Thành phố Seoul (Seoul Museum of Art), người có kinh nghiệm tổ chức nhiều triển lãm giao lưu giữa các cơ quan đầu ngành trong và ngoài nước, ông Lee Kwan-hoon, Giám đốc Dự án Không gian Phòng trà Sarubia (Project Space Sarubia), một không gian phá cách tiêu biểu thuộc thế hệ đầu tại Hàn Quốc, bà Lee Kyungmin, giám đốc của Meetingroom, một nền tảng (platform) chuyên nghiên cứu nghệ thuật đương đại, bà Chae Yeon, phóng viên của nguyệt san mỹ thuật Art in Culture. Các chuyên gia của Việt Nam tham gia thảo luận chuyên đề gồm ông Nguyễn Anh Tuấn, giám đốc nghệ thuật của Không gian Di sản Heritage Space, một gallery chuyên tiến hành các dự án giao lưu quốc tế tại Việt Nam, bà Nguyễn Phương Linh, giám đốc nghệ thuật của Nhà sàn Collective, có thể coi là một không gian phá cách nòng cốt của Hà Nội, bà Arlete Quỳnh-Anh Trần, thành viên nhóm Lao Động Nghệ thuật (Art Labor) hiện đang hoạt động chủ yếu tại tp Hồ Chí Minh, ông Nguyễn Như Huy, giám đốc nghệ thuật của Ga Số Không (Zero Station), nơi đã và đang tiến hành nhiều dự án giao lưu quốc tế với các đơn vị, tổ chức nước ngoài. 

“Trong 25 năm qua, Việt Nam và Hàn Quốc đã đạt được nhiều thành quả lớn lao về nhân lực, vật lực trên nhiều lĩnh vực giao lưu song những giao lưu trên lĩnh vực nghệ thuật thị giác mới chỉ dừng lại ở mức vô cùng hạn chế. "Ranh giới vô định" mang ý nghĩa ẩn dụ cho quan hệ hai nước hiện nay là một dự án được lên kế hoạch với mục đích xây dựng mạng lưới giao lưu trong lĩnh vực nghệ thuật thị giác theo phương cách tích cực hơn. Hy vọng, dự án lần này sẽ tạo ra một không gian giao lưu quy tụ các chuyên gia về nghệ thuật đương đại và nghệ sĩ hai nước tham gia triển lãm và thảo luận, trên cơ sở đó, mở ra một trang mới trong quan hệ giao lưu song phương giữa hai nước”- Ông Lee Dae Joong cho biết.

VŨ MINH

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Trong nhiều thế kỷ, Đông y đã là một phần quan trọng trong y học và văn hóa của nhiều nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay, niềm tin...
3 tháng trước
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh