Bộ trưởng Tài chính: Tình hình chuyển giá, kê khai đang phức tạp
- Huyệt vị
- 18:38 - 16/11/2017
Lấy gì để bù 73 nghìn tỷ đồng nợ đọng thuế
Đại biểu Trương Anh Tuấn (Nam Định) nêu câu hỏi về tình trạng nợ thuế. Tháng 9/2017 thu NSNN vượt 2,3% so với dự toán nhưng là mức thấp nhất trong 3 năm gần đây. Tình hình doanh nghiệp không kê khai nộp thuế diễn ra phổ biến, nhiều doanh nghiệp còn nợ thuế. Tính đến cuối năm 2016, tổng dư nợ thuế 74,1 nghìn tỷ đồng, tính đến 30/9/2017 là 72,9 nghìn tỷ đồng. Bộ trưởng đánh giá thế nào về tình trạng này và giải pháp để xử lý?
Đại biểu Nguyễn Ngọc Phương (Quảng Bình) nêu câu hỏi: gần 73 nghìn tỷ đồng nợ đọng thuế làm thế nào để nuôi dưỡng nguồn thu để bù lại khoản này? Theo ông Phương, cần khắc phục nợ đọng thuế do quá trình cấp giấy phép quá dễ dãi, doanh nghiệp khi thua lỗ lại nợ đọng thuế, cố tình chuyển thành doanh nghiệp khác để trốn thuế. Trong khi đó, ngành thuế vẫn còn một số cá nhân tiêu cực tiếp tay cho việc trốn thuế. Việc thiếu công khai cơ chế thuế, xử lý không nghiêm khiến tình trạng vẫn diễn ra. Bộ trưởng có hướng giải quyết như thế nào?
Đại biểu Trương Anh Tuấn
Về quản lý nợ thuế, Tư lệnh ngành tài chính cho biết dư nợ thuế lớn. Về giải pháp, ông cho biết đây là trọng tâm. Những năm trước thường dồn vào cuối năm nhưng gần đây triển khai từ đầu năm.
Ông cũng dẫn ra nhiều biện pháp được đưa ra cũng như sự phối hợp tốt với địa phương. Kết quả, số thu hồi nợ đọng thuế năm sau cao hơn năm trước. Bình quân, tốc độ tăng là 16,3%. Năm 2011 thu được 20.036 tỷ, đạt 85% số tiền nợ thuế. 2012 thu được 22.751 tỷ đồng, năm 2013 thu 27.000 tỷ đồng. 2016 thu được hơn 42.500 tỷ đồng. 10 tháng đầu năm thu được hơn 54.000 tỷ đồng.
Tổng nợ thuế trên tổng thu ngân sách năm 2011 là 4,4% đến 2015 là 7,7%, 2016 là 6,7% và nay là 6,1%, đã giảm xuống trên tổng thu ngân sách. Tỷ lệ nợ thuế có khả năng thu hồi đến 30/10/2017 còn 4,9%, giảm so với 2016. Tổng tiền nợ thuế đúng như đại biểu nói là giảm 0,4% so với 2016.
Tiền chậm nộp là hơn 18.000 tỷ đồng, tăng 0,7% so với 2016.
Thời gian tới, Bộ Tài chính cho biết sẽ tiếp tục phối hợp, tăng cường kiểm tra, kiểm soát, đôn đốc thu nợ, theo dõi, kiểm soát chặt các khoản nợ thuế và ban hành đủ các thông báo.
Chuyển giá ngay từ khâu đầu tư
Đại biểu Vũ Thị Thủy (Hải Dương) đặt vấn đề về tình trạng chuyển giá. Theo bà Thủy, việc chuyển giá của doanh nghiệp có chiều hướng gia tăng. Với chức năng được giao, Bộ có giải pháp gì khắc phục?
Đại biểu Vũ Thị Thủy
Bộ trưởng Tài chính cho biết: từ năm 1995, bộ đã có văn bản kiểm soát chuyển giá, gần đây hoàn thiện các chính sách.
Năm 2017, Bộ đã trình Chính phủ ban hành nghị định số 20 tháng 2/2017 quy định về quản lý thuế đối với DN phát sinh giao dịch liên kết.
Năm 2016, cơ quan thuế thanh tra, kiểm tra 1.406 cuộc với DN FDI, tổng số thuế truy thu, truy hoàn 1.310 tỷ đồng, giảm lỗ 1.983 tỷ đồng, giảm khấu trừ hơn 3 tỷ đồng.
Năm 2017: kiểm tra 1.288 DN, tổng số truy thu, truy hoàn, tiền phạt 3.085 tỷ, giảm lỗ 6.812 tỷ, giảm khấu trừ 265 tỷ đồng.
Theo người đứng đầu ngành tài chính, chuyển giá có nhiều khâu, ngay từ khâu đầu tư, cấp phép đầu tư, đưa vào giá thấp báo giá cao. Khâu thứ hai là sản xuất kinh doanh. Năm 2016 kiểm tra hơn 1.400 cuộc với DN FDI. 2017 thì thanh tra tiếp 1.228 DN FDI. Tình hình chuyển giá, kê khai đang phức tạp nên cần tiếp tục hoàn thiện thể chế. Ông cho biết khâu đăng ký kinh doanh, cấp phép đầu tư quan trọng, đáng 500 thì bảo 1 tỷ, đó là nguy hiểm.
Các giải pháp về chống chuyển giá, thất thu trong thời gian qua, Bộ Tài chính vẫn tham mưu để hoàn thiện hành lang pháp lý về quản lý thuế, kiện toàn bộ máy tổ chức, củng cố và hoàn thiện cơ sở dữ liệu phục vụ cho quản lý thuế, kiểm soát hoạt động chuyển giá thông qua hoạt động của từng tổ chức chức năng...
CÙNG CHUYÊN MỤC
Huyệt Ưng song, vị trí huyệt Ưng song, tác dụng huyệt Ưng song, ung song
Huyệt Ưng song, vị trí huyệt Ưng song, tác dụng huyệt Ưng song, ung song, ungsong
5 tháng trước
Tin nên đọc