THỨ BẨY, NGÀY 23 THÁNG 11 NĂM 2024 02:34

Giải pháp cho ngày bận rộn

 

Ưu điểm của việc học qua mạng là người học có thể học mọi lúc mọi nơi, bất cứ khi nào cần để phục vụ ngay cho nhu cầu của mình.


Học đàn qua mạng đang là xu hướng của nhiều bạn trẻ. Ảnh: internet
Học đàn qua mạng đang là xu hướng của nhiều bạn trẻ. Ảnh: internet

 

Một lần tình cờ xem một video biểu diễn nhạc cụ ukulele (gần giống đàn guitar nhưng nhỏ hơn và chỉ có 4 dây), bạn Ngô Đức Long, 19 tuổi, thôn Hợp Hòa, xã Ia Drăng, huyện Chư Prông, Gia Lai bỗng nhiên mê tít cây đàn vóc dáng nhỏ xinh có xuất xứ từ Bồ Đào Nha xa xôi ấy. Để thỏa mãn niềm yêu thích, Long tìm mua một cây đàn ukulele và bắt đầu tự mày mò, xem các video, clip dạy đánh đàn trên kênh Youtube. Bạn Long chia sẻ: “Sau khi tìm hiểu kỹ thì em thấy đàn ukulele rất dễ sử dụng, lại có thể dùng để biểu diễn độc tấu hoặc đệm hát rất hay. Đàn chỉ có 4 dây, tùy vào kích cỡ mà có 12-21 phím. Vì vậy, mỗi ngày em đều dành ra một tiếng đồng hồ để lên mạng học đàn”. Long cũng cho biết thêm, việc sử dụng thành thạo một loại nhạc cụ sẽ giúp ích rất nhiều cho tương lai bởi Long đang theo học ngành Sư phạm Tiểu học (Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng-Phân hiệu Kon Tum). Ngoài việc học đàn, mỗi ngày Long cũng dành ra 2 tiếng đồng hồ lên mạng học cách viết chữ đẹp để phục vụ việc học tập cũng như chuẩn bị cho hành trình trở thành giáo viên sau này.

Đam mê và theo đuổi đàn guitar, bạn Nguyễn Hoàng Dung (17 tuổi, lớp 12A, Trường THPT Chuyên Hùng Vương, TP. Pleiku) cũng lên mạng tự học loại nhạc cụ này đã được 6 tháng. Những ngày đầu mới làm quen, Dung háo hức lắm, lúc rảnh lại ôm đàn ngồi trước máy tính, học cách bấm phím, tập chơi những giai điệu đơn giản. Hoàng Dung cho biết: “Vì mình không có thời gian và điều kiện để theo học các lớp dạy guitar bài bản nên mình chọn cách học qua mạng, mặc dù như vậy sẽ khó gấp bội lần. Trung bình mỗi ngày mình tự học trên mạng khoảng một tiếng đồng hồ. Bây giờ thì mình cũng đã nắm được cách chơi đàn cơ bản, đánh được những bài đơn giản. Thích bài hát nào thì lại lên mạng tìm hợp âm bài đó để đánh theo. Có nhiều bài trên mạng hợp âm hay lắm”.

Ngoài việc tìm hiểu các công thức nấu nướng, chị Phan Xuân Thảo (35 tuổi, đường Phù Đổng, phường Phù Đổng, TP. Pleiku) còn thường xuyên tìm hiểu, bổ sung các kiến thức về chăm sóc sức khỏe cho bản thân và gia đình. Chị Thảo tâm sự: “Kiến thức về y khoa là rất rộng, dù vậy mình vẫn phải cần tìm hiểu, nắm được những điều cơ bản nhất về sức khỏe, các loại bệnh thông thường để có thể phản ứng nhanh, phòng ngừa cho bản thân và gia đình mình. Mình có thể tự lựa chọn thông tin từ nhiều nguồn khác nhau. Từ đó mình cũng hay tìm kiếm, bổ sung cách chữa bệnh bằng các loài cây, cỏ thân thuộc, dễ trồng xung quanh nhà”. Với một người làm nghề cắt tóc, make-up như chị Nguyễn Thị Mai Trâm (31 tuổi, đường Nguyễn Viết Xuân, phường Trà Bá, TP. Pleiku) thì việc học hỏi, cập nhật các xu hướng mới qua mạng internet là không thể thiếu. mỗi ngày, thông qua các kênh Youtube, facebook, các trang mỹ phẩm, chị Trâm lại tự bổ sung thêm các kiến thức, kỹ năng trang điểm, làm tóc cho nghề nghiệp của mình.     

Tuy nhiên, vì là một kho tri thức mở, ai cũng có thể truy cập, cung cấp, bổ sung thông tin nên thiết nghĩ người học cũng cần phải biết cách chọn lựa, tiếp nhận từ nhiều nguồn, trang mạng khác nhau để có thể rút ra được những thông tin chuẩn xác, cần thiết và phù hợp nhất với nhu cầu tìm hiểu của mình.

Theo Báo Gia Lai

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Trong nhiều thế kỷ, Đông y đã là một phần quan trọng trong y học và văn hóa của nhiều nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay, niềm tin...
5 tháng trước
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh