CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 01:52

Gia Lai: Liên tiếp phát hiện 2 bãi gỗ lậu

Thông tin ban đầu, khoảng 9 giờ ngày 11/11/2020, qua công tác nắm tình hình, Công an huyện Chư Pưh tỉnh Gia Lai, phát hiện tại bãi đất trống thuộc thôn Thủy Phú, xã Ia Blứ có 11 lóng gỗ tròn, đường kính trung bình 25cm, chiều dài 4m, loại gỗ sến, dầu, SP6, tổng khối lượng là 1,428 m3.

Đến khoảng 15 giờ cùng ngày, Công an huyện Chư Pưh phối hợp với Hạt kiểm lâm huyện kiểm tra, phát hiện tại bãi đất trống thuộc thôn Thiên An, xã Ia Blứ có 10 lóng gỗ tròn, đường kính trung bình 20cm, chiều dài 4m, loại gỗ SP6, tổng khối lượng 0,903 m3.

Liên tiếp phát hiện 2 bãi gỗ lậu - Ảnh 1.

Ảnh hiện trường 1 bãi gỗ lậu

Theo cơ quan Công an, cả hai vụ trên đều không có người nhận là chủ sở hữu và có dấu hiệu tàng trữ lâm sản trái phép. Công an huyện Chư Pưh đã phối hợp với Hạt kiểm lâm đo đạc, xác định chủng loại, lập biên bản ghi nhận sự việc.

Hiện, vụ việc đã bàn giao cho Hạt kiểm lâm huyện Chư Pưh tiếp tục xác minh, xử lý theo quy định.

Khai thác trái phép cây rừng là một trong các hành vi sau đây: Khai thác cây rừng ở rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép trong trượng hợp pháp luật quy định việc khai thác đó chỉ được thực hiện khi đã được cấp giấy phép và giấy phép còn trong thời hạn.

Khai thác cây rừng ngoài khu vực cho phép. Khai thác cây rừng không có dấu búa bài cây ( bài chặt) trong các trường hợp theo quy định của pháp luật phải có dấu búa bài cây ( bài chặt). Khai thác cây rừng vượt quá khối lượng cho phép ( phần vượt quá khối lượng). Hành vi khác vi phạm các quy định của Nhà nước về khai thác và bảo vệ rừng là ngoài hành vi khai thác trái phép cây rừng còn có hành vi khác vi phạm các quy định của Nhà nước về khai thác và bảo vệ rừng. Vận chuyển, buôn bán gỗ trái phép là hành vi vận chuyển, buôn bán gỗ không đúng quy định của Nhà nước ( như vận chuyển gỗ không có thủ tục, buôn bán gỗ không có giấy phép đăng ký kinh doanh hoặc có giấy phép đăng ký kinh doanh nhưng hết hiệu lực...)

Trường hợp khai thác trái phép rừng trồng, rừng khoanh nuôi tái sinh đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định giao cho tổ chức, tập thể, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp mà người được giao đã bỏ vốn đầu tư trồng rừng, chăm sóc, bảo vệ.....thì bị xử lý như sau:

Nếu chủ rừng khai thác cây rừng trái phép thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 175 Bộ luật hình sự. Nếu người khai thác cây rừng trái phép mà không phải là chủ rừng thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo các điều luật tương ứng quy định tại Chương XIV " Các tội xâm phạm sở hữu" của Bộ luật hình sự.

Trường hợp buôn bán, vận chuyển gỗ trái phép qua biên giới thì tùy từng trường hợp cụ thể mà người phạm tội có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 153 hoặc Điều 154 Bộ luật hình sự.

LÊ NHUẬN

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh