GFS tiên phong trong phát triển nông nghiệp hữu cơ công nghệ cao
- Huyệt vị
- 05:35 - 04/05/2018
GFS cũng đang vạch ra cho mình một con đường riêng mà mục tiêu là “đi tắt đón đầu” trong nông nghiệp, dựa trên cơ sở đầu tư và ứng dụng tối đa khoa học công nghệ.
Cùng với xu thế chung của thế giới, việc sáng tạo, ứng dụng khoa học công nghệ vào phát triển nông nghiệp giúp nâng cao khả năng cạnh tranh, mở rộng thị trường, nâng cao thu nhập và bảo vệ sức khỏe người sản xuất, người tiêu dùng đang là mối quan tâm hàng đầu với các lãnh đạo Tập đoàn GFS.
Để cụ thể hoá việc này, trước hết GFS đã thành lập Viện Công nghệ GFS nằm trong Tập đoàn GFS và cùng thực hiện sứ mệnh phát triển. Khoa học và doanh nghiệp tuy là 2, nhưng cũng chính là 1, có sự gắn kết bền chặt, thúc đẩy sự phát triển chung.
Đánh giá việc này, ông Phạm Thành Công, Chủ tịch Tập đoàn GFS cho biết: "Tuy còn khá non trẻ, nhưng Viện Công nghệ GFS đã quy tụ được đội ngũ các chuyên gia, giáo sư, tiến sĩ đầu ngành về công nghệ ứng dụng trong và ngoài nước. Viện đã triển khai hàng loạt các đề tài ứng dụng, chuyển giao công nghệ với các nước trên thế giới. Bên cạnh đó, việc thành lập Viện Công nghệ GFS nêu trên cũng là một mô hình tích cực trong phát triển nông nghiệp sạch".
Tập đoàn GFS xác định dành 70% đầu tư khoa học cho nông nghiệp. Trong đó hầu hết là tập trung phát triển nông nghiệp hữu cơ công nghệ cao đặc sắc mang đậm dấu ấn vùng miền của Việt Nam. Về chiến lược lâu dài, GFS lựa chọn phát triển dược liệu; gắn với đào tạo, bồi dưỡng lực lượng lao động mới; gắn với điều dưỡng, du lịch nông thôn thân thiện, bền vững. Trước mắt, GFS đang xây dựng, phát triển mô hình này tại huyện Mê Linh và huyện Đan Phượng.
Mô hình trồng rau thủy canh áp dụng thử nghiệm chế phẩm sinh học Lacto Power do Viện Công nghệ GFS thực hiện bước đầu khẳng định hiệu quả.
"Với một sự chuẩn bị kỹ xuyên suốt chuỗi giá trị gia tăng của nông nghiệp, chúng tôi thấy công nghệ cao phủ kín toàn bộ các công đoạn từ: Gen, giống, làm sạch đất, cải tạo đất, phân bón hữu cơ vi sinh, thuốc bảo vệ thực vật vi sinh, chăm sóc, thu hoạch, chế biến, thương mại điện tử, truy xuất nguồn gốc, logistic, công nghệ nấu ăn, công nghệ chế biến và cao hơn là văn hóa cho mỗi sản phẩm".
"Hiện chúng tôi đang phối hợp với các tổ chức khoa học trong và ngoài nước (các Viện của Viện Hàn lâm khoa học Việt Nam, các tổ chức khoa học của Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Nông nghiệp, của Đại học Quốc gia, của Viện Hàn lâm khoa học Nga, Ukraina, Nhật, Hàn Quốc, Israel…) tập trung ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến nhằm đi tắt đón đầu. Đặc biệt, chúng tôi đang đi vào giai đoạn cuối hoàn thiện Công nghệ nuôi tôm 4.0 cho con tôm thể chân trắng nhằm hạn chế tối đa rủi ro có thể xảy ra", ông Phạm Thành Công, Chủ tịch Tập đoàn GFS nhấn mạnh.
Để khẳng định quyết tâm và tạo đột phá trong phát triển nông nghiệp sạch Tập đoàn GFS đã thành lập dự án "Ứng dụng công nghệ cao trong trồng trọt theo mô hình khép kín" tại huyện Mê Linh, Hà Nội. Với mục tiêu xây dựng mô hình liên kết hợp tác đầu tư, đổi mới công nghệ trồng trọt theo chuỗi giá trị. Đồng thời, xây dựng thương hiệu, xúc tiến phát triển thị trường cho sản phẩm của dự án góp phần phát triển kinh tế xã hội địa phương. Đây thực sự được coi là một bước đột phá, một cuộc cách mạng trong phát triển nông nghiệp hữu cơ công nghệ cao.
Tập đoàn GFS luôn sáng tạo không ngừng để tạo ra giá trị cho cộng đồng.
Cụ thể, GFS hướng tới đầu tư hoàn thiện hệ thống trồng trọt trong nhà màng với công nghệ tưới nhỏ giọt; xây dựng khu chế biến các sản phẩm nông nghiệp và kho lạnh chứa sản phẩm cũng như khu sơ chế đóng gói sản phẩm.
Đầu tư xây dựng nhãn hiệu tập thể, thương hiệu, xúc tiến phát triển thị trường, "Rau quả sạch công nghệ cao", hỗ trợ phát triển mạng lưới đại lý giới thiệu, tiêu thụ sản phẩm; đặc biệt, tạo công ăn việc làm, nâng cao mức sống cho người dân lao động tại địa phương.