CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 05:51

“Gậy thông minh”, vững bước cho người khiếm thị

Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Lê Tấn Dũng trao giải Nhất cho dự án Gậy thông minh cho sinh viên trường Cao đẳng Việt-Đức Nghệ An

Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Lê Tấn Dũng trao giải Nhất cho dự án "Gậy thông minh" cho sinh viên trường Cao đẳng Việt-Đức Nghệ An

Cuộc thi "Ý tưởng khởi nghiệp học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp" - Startup Kite năm 2021 do Tổng cục GDNN (Bộ LĐ-TB&XH) phối hợp cùng Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) từ tài trợ của Chính phủ Nhật Bản tổ chức.

Dự án “Gậy thông minh” của Nguyễn Hồng Phúc, Phạm Hồng Đồng, Vi Đình Khánh, sinh viên trường Cao đẳng Việt - Đức Nghệ An đã thuyết phục Hội đồng giám khảo cuộc thi “Ý tưởng khởi nghiệp học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp Startup Kite 2021" không chỉ vì có tính khả thi cao mà dự án còn có ý nghĩa xã hội khi hướng tới hỗ trợ người cao tuổi, người khuyết tật.

Chia sẻ về ý tưởng “Gậy thông minh”, Trưởng nhóm dự án Nguyễn Hồng Phúc cho biết:  Mục tiêu ban đầu của nhóm xuất phát từ mong mỏi giúp đỡ người thân trong gia đình. Ông ngoại Phúc năm nay đã gần 90 tuổi và gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình di chuyển, ngay cả những bước đi nhẹ nhàng ở trong nhà. Trăn trở tìm cách giúp ông đi lại thoải mái hơn, Phúc đã rủ 2 người bạn thân ở khoa Cơ khí nghiên cứu sáng chế  “Gậy thông minh” như một món quà dành tặng ông.“Biết có hội thi với chủ đề hướng đến chăm sóc, hỗ trợ người cao tuổi, người khuyết tật, nhóm của Phúc đã quyết định đăng ký ngay và hoàn thiện dần sản phẩm. “Ông em là người dùng trải nghiệm sản phẩm của nhóm sau khi hoàn thành và cũng xuất hiện trong clip thuyết trình sản phẩm của cả nhóm mang đến hội thi”, Phúc kể.

: Nhóm giới thiệu sản phẩm Gậy thông minh với Thứ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Lê Tấn Dũng.

: Nhóm giới thiệu sản phẩm "Gậy thông minh" với Thứ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Lê Tấn Dũng.

Nói về tính năng của gậy, Phúc cho biết, “Gậy thông minh” có cảm biến vật cản với khoảng cách từ 0,5 - 2m kèm bộ GPS để người thân có thể giúp đỡ, quản lý người cao tuổi, người khuyết tật từ xa. Gậy còn có đèn led chiếu sáng, chân gậy thiết kế phù hợp với người cao tuổi, người khuyết tật.“Quá trình thực hiện dự án, nhóm  nhận không ít sự hoài nghi của nhiều người. Nhiều người không tin dự án của các em có thể đi xa được đến vậy, thậm chí có người cho rằng sản phẩm sẽ khó hữu dụng”, Phúc chia sẻ.

Bỏ ngoài tai những ý kiến hoài nghi, cả nhóm quyết tâm thực hiện ý tưởng của mình. Những ngày đầu, nhóm đôn đáo tìm linh kiện sao cho phù hợp. Các bộ phận cảm biến tìm rất khó, nên cả 3 phải dành rất nhiều thời gian tìm kiếm trên các trang thương mại điện tử, các chợ linh kiện, các cửa hàng đồ cũ và nơi sửa chữa. Có những ngày cả 3 bạn ở trường hì hục đến tối khuya, làm đi làm lại nhưng vẫn hỏng. Nhưng cả 3 cùng động viên nhau, chỉ cần cả nhóm quyết tâm, nhiệt huyết thì tin rằng mọi thứ sẽ ổn. Sau khoảng 6 tháng từ lúc lên ý tưởng, nhóm đã ra sản phẩm đầu tay, song chưa thẩm mỹ và thiếu chức năng. Các thành viên phải chia nhau đi tham khảo và xin ý kiến từ các thầy cô trong trường để thay đổi cách làm, sử dụng các vật liệu tối ưu hơn.

gay 16
Nhóm :Gậy thông minh triển khai thực hiện dự án

Nhóm :"Gậy thông minh" triển khai thực hiện dự án

Sau nhiều lần sửa chữa, đến nay “Gậy thông minh” có thể điều chỉnh được chiều dài để phù hợp với chiều cao người sử dụng. Phía trước gậy có đèn chiếu sáng và cũng có thể gấp gọn lại. Gậy được trang bị hệ thống cảm biến vật cản ở khoảng cách từ 0,5 - 2m. Cùng đó, còn có hệ thống định vị GPS kết nối với smartphone nhằm hỗ trợ người thân có thể giúp đỡ, quản lý vị trí người dùng từ xa. Bên trong thân gậy có thiết kế khe lắp sim giúp gửi các trạng thái sử dụng về điện thoại như số km đã di chuyển, dung lượng pin…

Theo nhóm, chi phí sản xuất cho 3 chiếc gậy đầu tiên khoảng 5 triệu đồng, do phải làm đi làm lại nhiều lần. Nhưng khi sản xuất đại trà, sản phẩm sẽ có mức giá rất cạnh tranh, chỉ khoảng 1 triệu đồng, thậm chí có thể giảm hơn. Nhóm tính toán, lợi nhuận trung bình của sản phẩm khoảng từ 10 - 15% chi phí.

Ngay khi kết thúc cuộc thi, nhiều doanh nghiệp đã liên hệ và ngỏ ý đầu tư đặt hàng sản xuất. “Nhiều thầy, cô trong trường đã đặt hàng về cho người thân. Cũng đã có nhiều xưởng sản xuất và cửa hàng vật tư y tế ở Nghệ An đặt hàng chúng em”, cả nhóm vui mừng cho biết.

Trước mắt, nhóm sẽ tập trung sản xuất để hoàn thành các đơn hàng, sau đó nghiên cứu thêm để thử nghiệm, bổ sung các tính năng mới, như tích hợp thêm ứng dụng nghe nhạc và nghe đài.

Nói về dự án “Gậy thông minh” của nhóm sinh viên trường Cao đẳng Việt - Đức Nghệ An đoạt giải Nhất tại cuộc thi “Ý tưởng khởi nghiệp học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp Startup Kite 2021”, ông Phạm Ngọc Thắng, Phó Vụ trưởng Vụ Công tác học sinh sinh viên, Tổng cục GDNN cho biết, về dự án “Gậy thông minh” đoạt giải Nhất tại cuộc thi đã hoàn toàn thuyết phục được Ban giám khảo, Ban tổ chức. Chúng tôi đánh giá cao tính ứng dụng và giá trị nhân văn của dự án. “Thông qua cuộc thi này chúng tôi mong muốn các trường, các thầy cô cần khơi dậy mạnh mẽ tinh thần khởi nghiệp trong học sinh, sinh viên, tạo động lực để các em có thể trở thành những ông chủ từ chính tay nghề, kỹ năng của mình”, ông Phạm Ngọc Thắng nhấn mạnh.

gay 18
:Gậy thông minh tiện dụng và hữu ích của người cao tuổi, người khuyết tật

:"Gậy thông minh" tiện dụng và hữu ích của người cao tuổi, người khuyết tật

“Thầy Cao Anh Tuấn, Phó Hiệu trưởng trường Cao đẳng Việt - Đức Nghệ An cho biết: “Nhà trường tự hào khi năm nay nhóm sinh viên khởi nghiệp của trường nhận được giải cao nhất tại sân chơi Startup Kite. Dự án “Gậy thông minh” hoàn toàn xuất phát từ ý tưởng của học sinh, sinh viên. Trước đó, trường đã tổ chức cuộc thi tìm kiếm ý tưởng khởi nghiệp và đã nhận được trên 30 dự án, ý tưởng của sinh viên. Tham dự Startup Kite 2021, trường Cao đẳng Việt - Đức Nghệ An có 3 dự án vào bán kết và 1 dự án lọt vòng chung kết và đoạt giải Nhất”.

Văn Lý

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh