THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 12:01

Đường sắt cao tốc tăng thêm sức hấp dẫn cho Đông Nam

Yếu tố quan trọng nhất là các dự án sẽ được phát triển không chỉ tập trung ở các thành phố lớn mà còn ở những khu vực quá cảnh của tuyến tàu.

Theo Dr Chua Yang Liang, Giám đốc Nghiên cứu Đông Nam Á, JLL: “Điều này có thể thúc đẩy các nước đang phát triển tăng trưởng vượt bậc. Sự tăng trưởng kinh tế sẽ được phân bố đều trong khu vực”. “Các tuyến đường sắt hiện đại không chỉ tạo ra nhiều trung tâm mới tại các thành phố nơi có trạm dừng mà còn đem lại nhiều cơ hội đầu tư ở những khu vực xa hơn”.

Các chuyên gia tin rằng các dự án bán lẻ, khách sạn và văn phòng sẽ mọc lên như nấm xung quanh các nút giao thông mà Sentral ở Kuala Lumpur là một ví dụ điển hình về việc các kết nối giao thông mạnh mẽ đã thúc đẩy thị trường văn phòng, bán lẻ và cộng đồng cư dân

 

 

Triển khai còn chậm

Tiến trình đang được thực hiện, tuy nhiên vẫn còn chậm. Tuyến đường sắt cao tốc Kuala Lumpur–Singapore kết nối hai nước này đã được ký kết bởi chính phủ Malaysia và Singapore vào năm 2016. Malaysia và Thái Lan cũng đang trong tiến trình đàm phán để xây dựng tuyến đường kết nối Kuala Lumpur và Bangkok.

Và kế hoạch này cũng có nhiều phê bình cho rằng Quy Hoạch Tổng Thể hiện tại về kết nối Đông Nam Á chỉ liên quan đến các liên kết nội bộ quốc gia đang trong giai đoạn phát triển.

Chính trị cũng tham gia vào cuộc chơi. Nhật Bản và Trung Quốc tranh nhau tài trợ cho các dự án đường sắt cấp chính phủ và đấu thầu xây dựng cho các công ty của họ.

Các cường quốc này có nhiều kinh nghiệm về đường sắt cao tốc. Được tính từ lúc mọi thứ bắt đầu ở Bắc Á, khi Nhật Bản hoàn thành việc kết nối Tokyo với Osaka trước thế vận hội Olympics năm 1964. Ngoài Nhật Bản, các quốc gia khác trong khu vực phát triển tương đối chậm – cho đến thập kỷ vừa qua hoặc đến khi Trung Quốc mở tuyến đường cao tốc đầu tiên, tuyến Thượng Hải – Nam Kinh vào năm 2007. Tiếp đó là tàu cao tốc Korean Train Express (KTX) tại Hàn Quốc và Đường sắt cao tốc Đài Loan (THSR) được mở trong cùng năm.

Đường sắt cao tốc thích hợp với các quốc gia có mật độ dân số thành thị cao. Ở những thành phố đông dân, các tuyến đường sắt nối liền với giao thông toàn thành phố. Ở Nhật Bản và Hồng Kông, các dự án phát triển phức hợp thường “đặt chỗ” ngay tại các trạm tàu, và sau đó trở thành những điểm đến hấp dẫn.

Những lợi ích

Đường sắt cao tốc không chỉ thay đổi cảnh quan mà còn có thể thay đổi cả suy nghĩ của người dân vì  sự thuận tiện của tuyến cao tốc ở cả hai hình thức trên không và dưới đất là thời gian di chuyển từ 100km đến 1,200km chỉ mất khoảng 5 tiếng.

Cụ thể  là mức ảnh hưởng bao gồm cả những điều chạy dọc theo hành lang Thượng Hải–Bắc Kinh. Tuyến Bắc Kinh–Thượng Hải vừa là tuyến cao tốc lớn nhất thế giới, vừa mang lại lợi ích nhiều nhất. Nó cũng thúc đẩy sự tăng trưởng ở Nam Kinh, Thường Châu, Vô Tích và Tô Châu.

Chính phủ các nước khu vực Đông Nam Á cũng rất quan tâm đến những tác động của đường sắt cao tốc. Thật vậy, nhiều bài học kinh nghiệm từ các tuyến đường cao tốc trên toàn Châu Á có thể được áp dụng cho khu vực Đông Nam Á để tạo cơ hội không chỉ cho nhà đầu tư và chủ đầu tư mà còn cho các doanh nghiệp và cư dân của các thành phố dọc theo tuyến đường cao tốc.

NGỌC THIỆN

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh