THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 01:20

Đường Nhuệ ăn chặn tiền mai táng nhưng núp bóng "làm từ thiện": Phải điều tra vai trò câu kết của Đài hóa thân hoàn vũ

Trao đổi với chúng tôi, luật sư Trương Quốc Hòe (trưởng VP luật sư Interla- Đoàn luật sư Hà Nội) cho rằng cơ quan điều tra cần mở rộng điều tra, khoanh vùng đối tượng để làm rõ việc có hay không những đồng phạm khác cùng tham gia vào đường dây "bảo kê" ăn chặn cả tiền mai táng người chết.

Núp bóng từ thiện để ăn tiền gia đình người chết

Ông Hòe nêu, theo thông tin phán ánh từ các doanh nghiệp và báo chí thì: Từ cuối năm 2017 các công ty dịch vụ hỏa táng này đã phải đóng tiền "phế" cho Đường Nhuệ 500.000 đồng/đám. Số tiền này các gia đình người chết phải chịu và được cộng vào chi phí bên ngoài dịch vụ tang lễ.

Để dễ bề quản lý, Đường Nhuệ huy động đàn em đến gặp gỡ các doanh nghiệp dịch vụ mai táng yêu cầu không được làm việc trực tiếp với lò hỏa táng Nam Định, nếu muốn đưa đi hỏa táng thì phải thông qua "Hiệp đội tang lễ Thái Bình" do công ty Đường Nhuệ đứng đầu. Và để hợp thức hóa việc nộp tiền này, băng nhóm Đường Nhuệ đã buộc các doanh nghiệp phải ký vào bản viết tay ghi là "làm từ thiện".

Có hay không sự kết nối của đối tượng khác cho Đường Nhuệ

Có hay không sự kết nối của đối tượng khác cho Đường Nhuệ

Cụ thể, bà N.L, người của một doanh nghiệp dịch vụ mai táng trên địa bàn thành phố Thái Bình cho biết "Trước khi buộc nộp tiền, nhóm của Đường Nhuệ buộc chúng tôi phải ký vào văn bản viết tay nêu 500.000 đồng/ca là tiền để làm từ thiện. Nhưng thực chất, đó là tiền bảo kê, chứ chúng tôi làm ăn chỉ đủ vắt mũi bỏ mồm, lấy đâu ra tiền để làm từ thiện". Bà L. cho biết thêm, trong giai đoạn đầu, đích thân đại gia Nguyễn Xuân Đường ra mặt.

Cũng theo bà L., dù đã ký hợp đồng với Đài hóa thân hoàn vũ Thanh Bình tại Nam Định, nhưng hàng ngày, doanh nghiệp vẫn phải thực hiện việc "báo ca" và mỗi tháng 2 lần nộp tiền cho nhóm của Đường Nhuệ. Bình quân mỗi tháng, doanh nghiệp của bà L. thực hiện dịch vụ hỏa thiêu cho 40 trường hợp, tương đương số tiền phải nộp là 20 triệu đồng.

Núp bóng từ thiện ăn chặn tiền mai táng của Đường Nhuệ: Cần phải điều tra vai trò câu kết của Đài hóa thân hoàn vũ  - Ảnh 2.

Trong một cuộc trao đổi, ông Trần Đình Giao (Chủ tịch Công ty Hoàng Long - đơn vị sở hữu Đài hóa thân Nam Định) khẳng định có sự móc nối của một số cấp dưới với Đường Nhuệ.

Hay ông V.C (phụ trách kinh doanh một DN mai táng ở Thái Bình) cũng xác nhận từng cầm điện thoại nhận tin nhắn đòi "báo ca" hỏa táng để tổng kết và thu tiền nộp cho nhóm Đường Nhuệ. "Tôi làm cho Đường 2 lần, tổng kết vào ngày 5 và 20 âm lịch hàng tháng. Mỗi ca hỏa táng, cơ sở mất 500.000 đồng, đến ngày nộp tiền sẽ tổng kết để tính toán, tôi thu giúp Đường 1 lần 82 triệu và 1 lần 83 triệu. Chính tôi hàng tháng cũng phải cầm 45 - 50 triệu đồng của công ty mình đi nộp, việc này có thật vì kế toán xuất hóa đơn ghi rõ "nộp tiền ca". Ít nhất, mỗi tháng Đường thu được 150 triệu đồng tiền ca, ròng rã trong 2 năm", ông V.C kể lại.

Trái với đạo lý

Hành vi ăn chặn tiền mai táng người chết của các đối tượng trong nhóm Đường Nhuệ không chỉ trái với luân thường đạo lý mà còn là hành vi vi phạm pháp luật.

"Về dân sự thì đây có thể coi là giao dịch dân sự. Tuy nhiên giao dịch dân sự này lại cưỡng ép, đe dọa bắt buộc phải thực hiện. Đe dọa, cưỡng ép trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc người thứ ba làm cho bên kia buộc phải thực hiện giao dịch dân sự nhằm tránh thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của mình hoặc của người thân thích của mình".

Luật sư Trương Quốc Hòe phân tích thêm; giao dịch bị ép buộc này đã vi phạm điều kiện có hiệu lực của hợp đồng được quy định tại Điều 117 Bộ luật dân sự, đó là việc tham gia giao dịch dân sự phải tự nguyện.

Do đó, giao dịch này sẽ bị vô hiệu, căn cứ tại Điều 127 Bộ luật dân sự 2015. Giao dịch dân sự vô hiệu, các bên phải hoàn trả lại cho nhau những gì đã nhận.

Như vậy, các đối tượng này phải hoàn trả lại toàn bộ số tiền đã buộc các doanh nghiệp phải đưa trước đó.

Bảo kê thu tiền mai táng là trai với đạo lý

Bảo kê thu tiền mai táng là trái với đạo lý.

Không những vậy, nhóm đối tượng này còn núp bóng từ thiện nhằm trốn tránh, che giấu hành vi vi phạm pháp luật của mình, thể hiện sự tinh vi, chuyên nghiệp và hiểu biết pháp luật. Các doanh nghiệp cho biết: "Mỗi khi nộp tiền, đại diện doanh nghiệp phải viết vào văn bản ghi là tiền từ thiện".

Căn cứ theo các quy định tại Nghị Định 30/2012/NĐ -CP về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện thì quỹ từ thiện được thành lập khi có đủ điều kiện, mục đích hoạt động phù hợp như: có sáng lập viên, có đủ số tài sản đóng góp để thành lập quỹ Đối với quỹ do công dân, tổ chức Việt Nam thành lập.

Núp bóng từ thiện ăn chặn tiền mai táng của Đường Nhuệ: Cần phải điều tra vai trò câu kết của Đài hóa thân hoàn vũ  - Ảnh 4.

Nguyễn Xuân Đường

Nhưng ở đây, Đường Nhuệ cho người thu tiền đối với các doanh nghiệp dưới hình thức thu tiền từ thiện nhưng lại không nêu rõ đó là quỹ từ thiện nào, được cơ quan tổ chức nào thực hiện.

Mà khi thu tiền còn bắt ép các doanh nghiệp phải viết giấy tự nguyện quyên góp tiền trong khi việc làm này không thể hiện ý chí tự nguyện của các doanh nghiệp này. Đây rõ ràng đã cấu thành hành vi cưỡng đoạt tài sản.

"Liệu có hay không sự chống lưng hay tư vấn từ những nguồn pháp lý khác hoặc ở đây là có sự tiếp tay từ các nhóm lợi ích? Cơ quan điều tra cần phải tiến hành làm rõ đường dây này, đưa ra ánh sáng về việc có hay không sự tư vấn từ phía sau cho Đường Nhuệ", luật sư nhấn mạnh.

Minh Ngọc

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh