CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 04:07

Dùng nghệ thuật gieo mầm thiện cho trẻ

Hội thi vẽ với chủ đề “Thiếu nhi TP Hồ Chí Minh với bác Tôn” bắt đầu từ năm 2006 và diễn ra liên tục đến nay là 10 năm. Ý tưởng cuộc thi vẽ này do ông Phan Hữu Thiện, nguyên Giám đốc Bảo tàng Tôn Đức Thắng, phát động và tổ chức. Nhưng cuộc thi này là sự kế thừa, tiếp nối phong trào “Nét vẽ xanh” của TP Hồ Chí Minh được tổ chức từ nhiều năm trước đó.

Trong bài phát biểu nhân 127 năm ngày sinh của Chủ tịch Tôn Đức Thắng và 10 năm cuộc thi tại triển lãm tranh do các em vẽ về bác Tôn ở Bảo tàng Tôn Đức Thắng vào ngày 14/8, ông Phan Hữu Thiện cho biết, cuộc thi đem lại hai kết quả thiết thực là một thế hệ hàng ngàn em từ 5 đến 15 tuổi cùng phụ huynh, các trường học, các nhà thiếu nhi ở TP Hồ Chí Minh và ở An Giang, quê hương bác Tôn, hiểu sâu sắc và yêu kính hơn Chủ tịch Tôn Đức Thắng và bảo tàng về bác Tôn. Ngoài ra, trong bối cảnh xã hội còn nhiều tệ nạn, cuộc thi tạo ra một lớp thiếu niên tham gia hăng say vào cuộc chơi lành mạnh, bổ ích, đầy văn hóa. Từ đó góp phần xây dựng phong trào giáo dục lịch sử dân tộc, uống nước nhớ nguồn... Giúp tạo ra  một lớp thanh, thiếu niên ở TP Hồ Chí Minh có tư duy, kiến thức thẩm mỹ trong sáng, tiến bộ. Khi nào xã hội còn những tệ nạn xuất phát từ thanh thiếu niên thì việc giáo dục về nhân cách, lối sống mẫu mực của các vị tiền bối như Bác Hồ, Bác Tôn là luôn cần thiết.

Các em xem tranh tại triển lãm.

TS Trần Xuân Thảo, Giám đốc Bảo tàng Tôn Đức Thắng, cho biết: “Khi các em tham gia cuộc thi này, tinh thần của cuộc thi sẽ lan tỏa đến phụ huynh và xã hội, họ hiểu hơn về bác Tôn và bảo tàng. Lúc đầu các em tham gia còn vẽ vụng về, ý tưởng non nớt. Về sau tiến bộ hơn. Các em vẽ những bức tranh có tính thời sự như bác Tôn với Hoàng Sa, Trường Sa. Cuộc thi có tính mỹ thuật này tạo ra sân chơi cho các em phát triển năng khiếu, bổ ích và khiến phụ huynh an tâm hơn về các em.”

Họa sĩ  Nguyễn Toàn Thi, nguyên Giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật TP Hồ Chí Minh, thành viên Ban giám khảo cuộc thi, cho biết: “Cuộc thi này giúp trẻ em có tâm hồn cao đẹp và phong phú. Nó gây niềm yêu thích cho trẻ em và gia đình cũng thích thú theo. Về tương lai sẽ có lợi cho xã hội khi các em mê vẽ thì sẽ ít rơi vào những cám dỗ khác của các tệ nạn xã hội”.

Ban giám khảo mở các lớp tập huấn cho thầy, cô ở các trường và các nhà văn hóa thiếu nhi. Ở đó, các thầy, cô được hướng dẫn là chỉ nên hướng dẫn và để cho các em tự vẽ, không sửa, không can thiệp vào, để có những tác phẩm hồn nhiên, riêng biệt của các em.

Chia sẻ về cuộc thi này, bà Tôn Tuyết Dung, con nuôi của Chủ tịch Tôn Đức Thắng, cho rằng: “Dù các em vẽ còn vụng về, non nớt nhưng có cảm xúc và bày tỏ sự yêu kính với bác Tôn rất rõ trong các tác phẩm. Thông qua cuộc thi này, tôi thấy rằng, các em không nên chờ đợi mình có năng khiếu rồi mới vẽ mà hãy vẽ thì sẽ có năng khiếu, sẽ tiến bộ. Khi các em yêu vẽ, yêu nghệ thuật và cái đẹp thì tâm hồn của các em sẽ hướng thiện và sẽ muốn làm điều tốt, không muốn làm điều xấu”.

NGUYỄN VĂN THỊNH/ Lao động và xã hội

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Trong nhiều thế kỷ, Đông y đã là một phần quan trọng trong y học và văn hóa của nhiều nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay, niềm tin...
7 tháng trước
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh