CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 01:45

Dự thảo Luật đất đai (sửa đổi): Cần bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân

Toàn cảnh buổi Tọa đàm

Toàn cảnh buổi Tọa đàm

Tham dự buổi tọa đàm có: Bà Phạm Thị Xuân – Phó chủ tịch thường trực Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam; Nhà báo Khánh Toàn –  Phó chủ tịch Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam, Tổng biên tập Tạp chí Môi trường và Cuộc sống; Ông Nguyễn Văn Vẻ - Phó Chủ tịch Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam; Bà Trần Thị Minh Hà - Ủy viên ban thường vụ, Trưởng ban Đối ngoại - Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam; PGS. TS Bùi Thị An – Đại biểu Quốc hội khóa XIII của Đoàn ĐBQH TP Hà Nội; Bà Hà Thị Minh Tâm - Đại biểu Quốc hội khóa XIV của Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Nam; Luật sư Nguyễn Danh Huế - Công ty Luật TNHH Hừng Đông; Ông Đinh Ngọc Hà – Ban đất đai, Viện Chiến lược, chính sách Tài nguyên và Môi trường; Ông Nguyễn Xuân Kiên - Đại diện Trung tâm phát triển ứng dụng Khoa học Công nghệ; Ông Nguyễn Việt Dũng - Phó chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Halcom Việt Nam,....Ngoài ra, buổi tọa đàm còn có mặt của các thành viên của Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam cùng các PV báo đài đến dự và đưa tin.

Bà Phạm Thị Xuân - Phó chủ tịch thường trực Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam phát biểu khai mạc buổi Tọa đàm

Bà Phạm Thị Xuân - Phó chủ tịch thường trực Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam phát biểu khai mạc buổi Tọa đàm

Phát biểu khai mạc Tọa đàm, bà Phạm Thị Xuân - Phó chủ tịch thường trực Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam cho biết: Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đang được công khai lấy ý kiến trong Nhân dân gồm 16 chương, 246 điều, trong đó giữ nguyên 28 điều, sửa đổi, bổ sung 184 điều, bổ sung 41 điều mới và bãi bỏ 8 điều. “Đây là một đạo luật quan trọng, phức tạp, giữ vai trò căn bản trong hệ thống pháp luật về đất đai, có mối quan hệ và ảnh hưởng sâu sắc đến việc thực thi chính sách quy định trong rất nhiều luật khác nhau, tác động đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội, tới tất cả các tổ chức và từng người dân. Vì vậy, việc sửa đổi và hoàn thiện hệ thống pháp luật về đất đai và đưa đất đai phát triển là nội dung hết sức quan trọng nhằm bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật, hệ thống hóa các Nghị quyết của Đảng.

Nhà báo Khánh Toàn – Phó chủ tịch Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam, Tổng biên tập Tạp chí Môi trường và Cuộc sống phát biểu tại buổi Tọa đàm

Nhà báo Khánh Toàn – Phó chủ tịch Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam, Tổng biên tập Tạp chí Môi trường và Cuộc sống phát biểu tại buổi Tọa đàm

Bà Trần Thị Minh Hà - Ủy viên ban thường vụ, Trưởng ban Đối ngoại - Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam

Bà Trần Thị Minh Hà - Ủy viên ban thường vụ, Trưởng ban Đối ngoại - Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam

Bà Hà Thị Minh Tâm - Đại biểu Quốc hội khóa XIV của Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Nam

Bà Hà Thị Minh Tâm - Đại biểu Quốc hội khóa XIV của Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Nam

Mục tiêu của việc sửa đổi này là tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý để phù hợp với quy định quản lý và sử dụng đất đai, góp phần thể chế hóa Nghị quyết của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 13, Nghị quyết 18 của Hội nghị lần thứ 5 BCH Trung ương Đảng, đảm bảo Luật Đất đai thống nhất trong hệ thống pháp luật, khắc phục những tồn tại, yếu kém trong Luật Đất đai năm 2013 để giải quyết hài hòa các vấn đề giữa các chủ thể tham gia: Nhà nước, doanh nghiệp và người dân, bà Xuân cho biết thêm.

Làm rõ quy hoạch đất

Chia sẻ về công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, PGS.TS Bùi Thị An - Đại biểu Quốc hội khóa XIII của Đoàn ĐBQH TP Hà Nội cho biết: Trong Luật, vấn đề Quy hoạch có thể đánh giá là quan trọng số một, cần đảm bảo chất lượng và cả về hình thức, phải dài hạn phù hợp với địa phương và sự phát triển của đất nước; Công bố công khai quy hoạch minh bạch theo đúng luật đến với người dân; Tổ chức thực hiện quy hoạch thế nào và thực hiện giám sát quy hoạch.

Ngoài ra, việc điều chỉnh quy hoạch cần thiết nhưng phải rất hãn hữu, không thể liên tục, phải có quy mô, phân cấp rõ ràng.

Khi quy hoạch không chuẩn, không khoa học, hạ tầng không phù hợp, ảnh hưởng đến sự phát triển của địa phương đó, chiến lược phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng an ninh, biến đổi khí hậu khu vực đó. Khi quy hoạch tốt mới tiến đến có kế hoạch tốt. Quốc hội cần quan tâm đến vấn đề quy hoạch hàng đầu, quan tâm ngay từ khi xây dựng quy hoạch, tất cả các quá trình phải công khai minh bạch.

Luật sư Nguyễn Danh Huế - Công ty Luật TNHH Hừng Đông (ngồi giữa) phát biểu tại buổi Tọa đàm

Luật sư Nguyễn Danh Huế - Công ty Luật TNHH Hừng Đông (ngồi giữa) phát biểu tại buổi Tọa đàm

PGS. TS Bùi Thị An – Đại biểu Quốc hội khóa XIII của Đoàn ĐBQH TP Hà Nội chia sẻ tại buổi Tọa đàm

PGS. TS Bùi Thị An – Đại biểu Quốc hội khóa XIII của Đoàn ĐBQH TP Hà Nội chia sẻ tại buổi Tọa đàm

Ông Đinh Ngọc Hà – Ban đất đai, Viện Chiến lược, chính sách Tài nguyên và Môi trường (ngồi giữa)

Ông Đinh Ngọc Hà – Ban đất đai, Viện Chiến lược, chính sách Tài nguyên và Môi trường (ngồi giữa)

Còn theo ông Đinh Ngọc Hà – Ban đất đai, Viện Chiến lược, chính sách Tài nguyên và Môi trường, Trong vấn đề tiết kiệm trong quy hoạch cần tiết kiệm, có hiệu quả, thích ứng biến đổi khí hậu, ở điều 60 có 8 khoản thì đã có tới 3 khoản nhắc tới vấn đề sử đụng đất tiết kiệm và hiệu quả.

Thứ nhất, về vấn đề điều chỉnh quy hoạch xây dựng và quy hoạch phân khu cần được quy định chặt chẽ nếu không sẽ có các nhóm lợi ích trục lợi. Quy hoạch được lập ra rất chặt chẽ chặt và phải thông qua hội đồng cùng cấp rồi mới được đưa lên các cấp có thẩm quyền cao hơn để thẩm duyệt.

Tuy nhiên vấn đề điều chỉnh vẫn còn tồn tại các vấn đề phức tạp, nhiều chỉ tiêu sử dụng đất vẫn sẽ bị thay đổi. Nếu không kiểm soát điều chỉnh quy hoạch ban đầu thì sẽ không đảm bảo được hài hòa lợi ích.

Cần bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân

Nói về công tác đấu giá quyền sử dụng đất, Bà Hà Thị Minh Tâm - Đại biểu Quốc hội khóa XIV của Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Nam cho hay, trong thực tế ở địa phương có thể hiện tính hiệu quả của việc đấu giá quyền sử dụng (QSD) đất. Hiện nay còn có một số khó khăn bất cập. Về vấn đề giao trách nhiệm của UBND các tỉnh về thực hiện qui hoạch chi tiết thì hiện nay chưa qui định. Nó cũng ảnh hưởng một phần trong quá trình thực hiện đấu giá quyền sử dụng (QSD) đất bởi một lẽ qui hoạch chi tiết thì giao cho UBND huyện, Sở Xây dựng có trách nhiệm tham mưu cho UBND tỉnh và các sở, ngành liên quan trong quá trình thực hiện các thủ tục dẫn đến là tính nhanh, thẩm quyền giải quyết chậm so với thực tiễn là do các đơn vị này phải có sự phối hợp và cũng phải có thời gian để nghiên cứu, tham mưu cho UBND tỉnh dẫn tới sự chồng chéo.

Ông Nguyễn Văn Vẻ - Phó Chủ tịch Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam phát biểu tại buổi Tọa đàm

Ông Nguyễn Văn Vẻ - Phó Chủ tịch Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam phát biểu tại buổi Tọa đàm

Theo PSG.TS Bùi Thị An – ĐBQH khóa XIII của Đoàn ĐBQH TP. Hà Nội, chúng ta nên công bố công khai giá vào đầu năm, vấn đề giá là vấn đề vô cùng quan trọng.

Giá đất phải theo nhu cầu thị trường và tính giá phải chuẩn ta chọn phương pháp khoa học, học hỏi phương pháp của nước ngoài, áp dụng phù hợp vào nước ta, cần tính đến yếu tố môi trường tự nhiên xã hội, an ninh trật tự, hạ tầng cơ sở và phải có dự báo. Chúng ta phải thực hiện đúng với tinh thần Nghị quyết 18 của Bộ Chính trị khai thác đất hiệu quả, hài hòa lợi ích của người dân.

Với quan điểm của mình, Luật sư Nguyễn Danh Huế - Công ty Luật TNHH Hừng Đông chia sẻ, xác định giá đất theo Luật Đất đai có nhiều bất cập. Ví dụ dự án nhà nước thu hồi để xây dựng công trình công cộng, giá đất thấp. Nhưng giá doanh nghiệp hay dự án xã hội có thỏa thuận giá cao, tạo sự bất bình đẳng trên cùng khu vực.

Để hài hòa được việc này rất khó, giá cho các công trình phúc lợi công cộng của Nhà nước khó giải phóng mặt bằng, nhà nước không có ngân sách đầu tư. Theo tôi cần cố gắng đưa giá đất chuẩn, phải đảm bảo quyền lợi giá trị tương xứng cho người bị thu hồi đất, khắc phục sự bất bình đẳng cho người bị thu hồi đất.

Sửa Luật Đất đai cần sửa luật Giá, cần có sự tham gia của chủ thể khác như người dân. Tiếp xúc cử tri cần sâu sát hơn. Gọi mời nhiều chủ thể tham gia chứ không chỉ chính quyền địa phương.

Công khai minh bạch nhiều tiêu chí thì giá đất sẽ chính sách hơn đồng thời cần đề cao vai trò của các đơn vị định giá đất.

Ông Nguyễn Việt Dũng - Phó chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Halcom Việt Nam

Ông Nguyễn Việt Dũng - Phó chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Halcom Việt Nam

Phát biểu tại buổi tọa đàm, ông Nguyễn Văn Vẻ - Phó Chủ tịch Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam cho biết: Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi là nội dung thu hút rất nhiều sự quan tâm của nhân dân, của các doanh nghiệp và các cơ quan tổ chức Nhà nước trong suốt quá trình tổ chức lấy ý kiến tham gia góp ý vào dự thảo Luật đất đai 2023.

Phải khẳng định rằng giá đất trong Luật Đất đai 2013 là một trong những vấn đề nổi cộm bức xúc. Cái bức xúc ở đây chính là đã tạo ra cơ chế 2 giá là giá thị trường và giá Nhà nước công bố. Đây là một trong những nguyên nhân gây ra rất nhiều hệ luỵ, khó khăn trong quản lý nhà nước.

Theo bà Trần Thị Minh Hà - Ủy viên ban thường vụ, Trưởng ban Đối ngoại - Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam, mỗi một người dân đều là người giám sát việc thực thi pháp luật này, quan trọng cơ quan Nhà nước thực thi có kế hoạch như thế nào để người dân hiểu Luật này.

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại buổi Tọa đàm

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại buổi Tọa đàm

Luật Đất đai cần đưa lên thành Bộ Luật để được cụ thể, rõ ràng hơn và mang tính dự báo.

Tổ chức truyền thông để người dân cho đến người quản lý hiểu rõ quyền lợi trong sử dụng đất để làm đúng trong thực hiện thực thi pháp luật.

Kết thúc buổi tọa đàm, đa số ý kiến trao đổi, góp ý cũng tập trung vào các nhóm vấn đề của Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) lần này như: Công tác đấu giá quyền sử dụng đất; Việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; Các trường hợp thỏa thuận quyền sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư; Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất...; Những giải pháp giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai; Nâng cao vai trò trách nhiệm quản lý nhà nước về đất đai.

PV

Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh