THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 10:08

Du lịch - Thể thao: Cơ hội và tiềm năng

 

“Cũ người, mới ta”?

Điều này không còn mới mẻ với các nước trong khu vực châu Á. Thế nhưng, nền “công nghiệp không khói” với mô hình dịch vụ du lịch gắn kết với thể thao vẫn đang phát triển mạnh mẽ ở nhiều quốc gia trên thế giới.

Đối với Việt Nam, lần đầu tiên với việc đăng cai tổ chức ABG 5 này, ngoài ý nghĩa quảng bá hình ảnh Việt Nam đất nước, con người. Từ Đại hội ABG 5 cũng xuất phát từ mục tiêu muốn xây dựng, phát triển các loại hình dịch vụ thể thao, gắn với du lịch… một cách bài bản. Bởi vậy, Hội nghị Quốc tế về Du lịch và Thể thao được tổ chức như một sự cần thiết trong chiến lược phát triển Du lịch của Việt Nam. Hội nghị quốc tế về Du lịch và Thể thao do Bộ VH-TT&DL phối hợp với Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) và UBND TP Đà Nẵng tổ chức, đã đề cập tới xu hướng phát triển loại hình khai thác dịch vụ thể thao gắn với du lịch tại một số quốc gia khu vực châu Á, trong đó có Việt Nam.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu tại hội nghị.

Đây được coi là hội nghị với tầm chiến lược quan trọng, coi thể thao là một trong những lĩnh vực kinh tế phát triển du lịch hiệu quả. Bởi vậy, sự có mặt của hơn 300 đại biểu thuộc cơ quan du lịch quốc gia, quan chức thể thao các nước, các hiệp hội du lịch và thể thao, doanh nghiệp du lịch, các hãng hàng không, cơ sở đào tạo, các nhà đầu tư trong và ngoài khu vực, cùng các diễn giả đến từ các nước: Anh, Tây Ban Nha, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Malaysia và Việt Nam.

Tại hội nghị đã đưa ra 3 nội dung thảo luận gồm: Xu hướng phát triển của du lịch gắn với hoạt động thể thao, mối quan hệ tương hỗ giữa du lịch và thể thao cũng như đóng góp của du lịch và thể thao cho sự phát triển bền vững; quan điểm, cách tiếp cận và kinh nghiệm phát triển sản phẩm du lịch thể thao; quảng bá sản phẩm du lịch thể thao thời gian qua bao gồm: Sản phẩm du lịch golf, du lịch mạo hiểm, leo núi, du lịch biển.

Theo kinh nghiệm từ các quốc gia đã phát triển mô hình này: Loại hình du lịch thể thao đang mang lại cho các điểm đến những cơ hội to tớn. Bởi vì, những năm gần đây, du lịch là một trong những ngành kinh tế đã và đang không ngừng phát triển mạnh mẽ, lượng khách quốc tế đến các quốc gia ngày một nhiều và con số này vẫn tiếp tục tăng đều qua các năm; đóng góp vào 10% và GDP thế giới, 4% xuất khẩu toàn cầu. Trước thực tế khá khả quan này, Việt Nam cũng đang cần một chiến lược phát triển các loại hình du lịch, gắn với thể thao.

Cơ hội phát triển

Thể thao được coi là ngành giải trí số 1 của thế giới cũng đang có sự phát triển nhanh trên toàn cầu, với xu hướng gắn với du lịch. Bởi những yếu tố tích cực từ thể thao mang lại đối với sức khỏe con người, chính là động lực mạnh mẽ khiến du khách lựa chọn tham gia và tận hưởng chuyến đi của mình. Đặc biệt là nhóm du khách yêu thích hoạt động thể lực. Sự kết hợp giữa du lịch và thể thao, được coi là cơ hội phát triển kinh tế bền vững cho nhiều quốc gia.

Thực tế cho thấy, các hoạt động về du lịch, thể thao gần như không có sự tách biệt, cản trở nào, bởi vì tự thân nó đã thu hút mọi đối tượng trong xã hội. Vì thế, với du khách tham gia du lịch, mỗi người đều có kỳ vọng được trải nghiệm mới trên những miền đất lạ, với những khám phá mới bởi các loại hình du lịch, thể thao (các hoạt động thể thao trên biển, thể thao mạo hiểm).

Tại hội nghị, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã khẳng định: “ Thông qua du lịch, thể thao và sự kết hợp này, mọi người, mọi du khách cùng có cơ hội vươn lên vượt qua chính mình, khám phá thế giới, cùng nhau chinh phục những đỉnh cao mới để có cuộc sống ý nghĩa hơn... Du lịch và thể thao không chỉ đơn giản là nhịp cầu nối liền giao lưu giữa con người, giữa các dân tộc, mà sẽ là “xa lộ” lớn để các dân tộc đến với nhau nhanh hơn, gần hơn, đem hòa bình, thịnh vượng cho thế giới...”.

Trước xu hướng phát triển chung với nhiều cơ hội để phát triển kinh tế du lịch thể thao, một yêu cầu mới được đặt ra đối với các điểm đến không chỉ các nước trên thế giới, mà ngay cả ở Việt Nam cũng cần phải được tính đến, đó là sự đầu tư các loại hình dịch vụ thể thao giải trí ở các điểm đến. Điều này sẽ có sức hấp dẫn và có ý nghĩa tạo nên cơ hội thu hút du khách cho các điểm đến. Những cơ hội và tiềm năng lớn trong phát triển loại hình dịch vụ du lịch, gắn với thể thao đã được coi là một trong những ngành kinh tế “mũi nhọn”. Hội nghị thông qua những kinh nghiệm, bài học từ các nước đã đưa mô hình này phát triển, điều này sẽ tiếp thêm động lực để Việt Nam có kế hoạch xây dựng, triển khai chương trình phát triển du lịch- thể thao.

Hội nghị kết thúc, thông qua tuyên bố Đà Nẵng về du lịch và thể thao, vì sự phát triển bền vững. Đây cũng là thông điệp nhằm thu hút sự quan tâm của các chính phủ, các điểm đến và cộng đồng doanh nghiệp trong việc tạo chính sách, thu hút đầu tư thúc đẩy phát triển du lịch và thể thao. 

Giáo sư, Tiến sĩ Terry Stevens, Hội đồng tư vấn Du lịch Quốc tế, Chuyên gia Tổ chức Du lịch thế giới, chia sẻ: “Du lịch thể thao mang lại giá trị lớn hơn việc đăng cai những sự kiện lớn. Lợi ích từ du lịch thể thao sẽ có sức lan tỏa rộng lớn, điều đó sẽ có ý nghĩa gia tăng nhận diện thương hiệu quốc gia.

Việc phát triển này sẽ tạo điều kiện cho nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp, có được sự công nhận của các vận động viên tham gia sự kiện, công dân thành phố năng động hơn, và nhiều lợi ích khác nữa. Sự phát triển lồng ghép giữa du lịch và thể thao trong xu hướng hiện nay, chính là động lực quan trọng đối với du lịch trên phạm vi toàn cầu”.

Để du lịch thể thao thực sự trở thành một loại hình kinh doanh hiệu quả, các nhà quản lý cần tiếp cận theo hướng phát triển bền vững, ngành nghề thể thao cần cùng phối hợp với du lịch trở thành động lực để điểm đến phát triển”.

THU THỦY

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Trong nhiều thế kỷ, Đông y đã là một phần quan trọng trong y học và văn hóa của nhiều nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay, niềm tin...
5 tháng trước
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh