THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 05:36

Đồng Tháp: Nâng cao chất lượng Chương trình xây dựng nông thôn mới

 

Nhìn lại khởi điểm khi thực hiện chương trình, về kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở nông thôn trong tỉnh, chưa có xã nào đạt nhóm hạ tầng kinh tế - xã hội theo tiêu chí đề ra.

 

Lắp đặt pano tuyên truyền xây dựng nông thôn mới

Tỉnh đã tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, xem đây là nhiệm vụ quan trọng, hàng đầu trong việc tổ chức, thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới.

Việc tuyên truyền được tiến hành bằng nhiều hình thức như truyên truyền miệng, thông qua các hội thảo, các buổi họp, hội nghị của các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội. Tuyên truyền thông qua hệ thống loa truyền thanh, qua các hoạt động văn hoá, văn nghệ, hội diễn, cuộc thi tìm hiểu xây dựng nông thôn mới, tuyên truyền trực quan thông qua pa nô, áp phích... Từ đó, nhận thức về một nông thôn mới của cán bộ các cấp và người dân có nhiều chuyển biến tích cực. Nhiều cách làm hay, nhiều mô hình hiệu quả đã được tỉnh triển khai thực hiện như người dân hiến trên 1.717.000 m2 đất, đóng góp trên 200.000 ngày công lao động tháo dỡ 167 căn nhà, 420 vật kiến trúc khác, 3.670 cây ăn trái để làm đường giao thông nông thôn. Sửa chữa, trải đá trên 1.100 km đường nông thôn, thắp sáng đường quê hàng chục tuyến đường; xây mới 357, sửa chữa 181 cầu bê tông; cất mới 2.998 căn và sửa chữa 1.101 căn nhà tình nghĩa, tình thương cho hộ gia đình chính sách và hộ nghèo...

 

Ra mắt một mô hình nông thôn mới ở Đồng Tháp

 

Từ kinh nghiệm thu được qua các mô hình như mô hình “Vận động quần chúng nhân dân tham gia xây dựng cầu, đường” ở huyện Châu Thành; mô hình “Đội thanh niên tình nguyện xây dựng nông thôn mới” ở huyện Cao Lãnh; mô hình “Tự quản cộng đồng” ở Tháp Mười... tỉnh đã tổ chức thực hiện thí điểm mô hình “Hộ gia đình chung sức xây dựng nông thôn mới” một cách toàn diện hơn về toàn bộ 19 tiêu chí nông thôn mới đến từng hộ dân tại 02 xã điểm (Bình Thạnh – huyện Cao Lãnh và Hòa An - TP.Cao Lãnh). Kết quả ban đầu cho thấy hiệu ứng tích cực của mô hình về phát huy tính “tự giác của người dân” đối với các nhiệm vụ, nội dung thực hiện chương trình tại địa bàn.

 

Mô hình trồng hoa giúp người nông dân có thu nhập cao

 

Cùng với đó, Đồng Tháp đã chủ động gắn kết nhiều chương trình, dự án, đề án trong xây dựng nông thôn mới như Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, Đề án phát triển kinh tế - xã hội và an ninh trật tự 8 xã biên giới... tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập cho người dân, góp phần hoàn thành tiêu chí nông thôn mới theo kế hoạch đề ra. Đồng Tháp cũng đã khởi động, triển khai thực hiện một số mô hình mới như mô hình cộng đồng dân cư quản lý xây dựng nông thôn mới theo phương châm “3 tự - 1 nhờ”, mô hình thực hiện cơ chế nhà nước cấp vật tư, người dân đóng góp ngày công lao động trong xây dựng các công trình nông thôn gắn với nhu cầu sản xuất, dân sinh, mô hình Hội quán nông dân.

Ngoài ra, trong quá trình tái cơ cầu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới, các địa phương trong tỉnh đã mạnh dạn chuyển đổi, phát triển mô hình sản xuất nông nghiệp theo hướng an toàn sinh học, công nghệ sinh thái, đạt chuẩn GAP, an toàn vệ sinh thực phẩm, gắn với sản xuất tiêu thụ và xây dựng nhãn hiệu hàng hóa nông sản. Nhờ vậy, tính đến tháng 9/2017, toàn tỉnh Đồng Tháp có 32 xã đạt 19/19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới, 24 xã đạt từ 13 đến 15 tiêu chí, có 1 đơn vị cấp huyện, thành phố là thành phố Sa Đéc được Thủ tướng Chính phủ công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Riêngnhóm hạ tầng kinh tế - xã hội, đến nay đã có 20 xã đạt chuẩn, trong đó tiêu chí thủy lợi, điện, bưu điện cơ bản các xã đã hoàn thành, về giao thông nông thôn đạt kết quả vượt trội tăng 54 so với năm 2011...

Trong giai đoạn mới từ nay đến năm 2020, Đồng Tháp sẽ có những thay đổi trong chỉ đạo và tổ chức thực hiện Chương trình. Tập trung phát huy tính tự quản của cộng đồng, xây dựng lực lượng nồng cốt, cốt cán trong nhân dân. Đó là những người có uy tín, ảnh hưởng lớn trong cộng đồng dân cư, họ nói dân nghe, họ cần dân làm theo, dùng lực lượng này cùng với cán bộ để tuyên truyền, vận động quần chúng tích cực hưởng ứng tham gia xây dựng nông thôn mới.

Đường nông thôn được làm mới

Đồng thời tỉnh sẽ nâng chất các nội dung của mỗi tiêu chí, lấy “mức độ tiếp cận và thụ hưởng của người dân” để đánh giá mức độ hoàn thành tiêu chí nhất là các tiêu chí về văn hóa, giáo dục, y tế và môi trường. Lồng ghép, gắn kết các chương trình, dự án phát triển sản xuất, đào tạo nghề, giảm nghèo, nước sạch và vệ sinh môi trường trong mục đích chung của xây dựng nông thôn mới. Lấy Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, du lịch làm nhiệm vụ chính trong phát triển kinh tế vùng nông thôn nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần người dân nông thôn.

ĐINH GIA

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh