THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 05:26

Đồng bào Khmer Nam Bộ mừng lễ Sene Dolta

Lễ Sene Dolta của đồng bào Khmer Nam Bộ năm 2021 diễn ra trong 3 ngày 5-7/10. Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, Hòa thượng Thạch Sok Xane, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Trưởng ban Trị sự Giáo hội Phật giáo, Chủ tịch Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh Trà Vinh vừa thông báo, yêu cầu Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước 8 huyện, thành phố, các vị sư cả, Ban quản trị, chư tăng và phật tử 143 chùa Phật giáo Nam tông Khmer trong tỉnh tinh gọn các nghi lễ, hạn chế một số hoạt động không cần thiết để phòng, chống dịch, bảo vệ sức khỏe của bản thân và cộng đồng.

Cụ thể, các chùa không dùng loa phát thanh khi làm lễ Tam bảo; từng phật tử đến chùa, làm lễ ngắn gọn nhưng đầy đủ ý nghĩa, lễ nghi rồi ra về; các chùa không tổ chức đặt bát hội, không tập trung quá 20 người và phải thực hiện nghiêm thông điệp 5K. Đồng bào Khmer cũng tạm dừng các lễ nghi tập trung đông người trong gia đình, chỉ dọn một mâm cơm cúng ông, bà là trọn vẹn ý nghĩa lễ Sene Dolta.

Lễ Sene Dolta của đồng bào Khmer Nam Bộ năm 2021 diễn ra trong 3 ngày 5-7/10.

Lễ Sene Dolta của đồng bào Khmer Nam Bộ năm 2021 diễn ra trong 3 ngày 5-7/10.

Phấn khởi trước sự quan tâm của lãnh đạo tỉnh, đại đức Lưu Hạnh, chùa Sala Pôthi, thị xã Vĩnh Châu tỉnh Trà Vinh chia sẻ: “Buổi gặp mặt hôm nay mặc dù được tổ chức ngắn gọn nhưng rất ấm áp và thể hiện sự được quan tâm của tỉnh đối các hoạt động văn hóa của đồng bào Khmer, đặc biệt là lễ Sene Đôlta năm 2021 này. Phật tử Khmer cũng như sư sãi rất vui mừng, phấn khởi mặc dù đón lễ không lớn như mỗi năm, nhưng cảm nhận được sự ấm áp, vui tươi khi được các ngành, các cấp quan tâm”.

 

Tỉnh Trà Vinh có dân số hơn 1 triệu người, trong đó gần 32% là đồng bào Khmer. Lễ Sene Dolta là một trong 3 lễ truyền thống của đồng bào Khmer Nam Bộ (Tết Chol Chnam Thmay, lễ Sene Dolta và lễ hội Ok Om Bok), diễn ra vào những ngày cuối tháng 8 hàng năm theo Phật lịch.

Tại Sóc Trăng, ông Trần Văn Lâu, Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng mong muốn đồng bào, các vị sư sãi, cán bộ, chiến sĩ là người Khmer trong tỉnh tiếp tục phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch, góp phần thực hiện “mục tiêu kép” vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế - xã hội. Luôn luôn chấp hành và thực hiện nghiêm các quy định về phòng chống dịch COVID-19, nhất là thông điệp 5K của Bộ Y tế. Đối với hoạt động tổ chức Lễ Sene Đôlta, Hội Đoàn kết Sư sãi yêu nước tỉnh hướng dẫn trụ trì và Ban quản trị các chùa thực hiện các hoạt động đón mừng phù hợp với truyền thống nhưng đảm bảo các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19.

Lễ Sene Dolta của bà con người Khmer Nam bộ là một trong những nghi lễ mang ý nghĩa rất lớn về lòng hiếu kính, tưởng nhớ đến công ơn sinh thành dưỡng dục của ông bà, cha mẹ những người quá cố đối với con cháu.

Mọi năm, Lễ Sene Đolta được người Khmer tổ chức với thời gian ngắn hơn, trong ba ngày chính:

+ Ngày thứ nhất (ngày cúng tiếp đón): Mỗi gia đình đều dọn dẹp nhà cửa khang trang, lau chùi bàn thờ tổ tiên sạch sẽ. Sau đó, dọn mâm cơm, bánh trái, rượu trà… và mời các thành viên trong gia đình cùng đốt nhang, đèn,  khấn vái mời linh hồn ông bà và người quá cố về dự ăn uống cùng con cháu. Đến chiều, mọi người ăn mặc tươm tất, tiếp tục dọn mâm cơm mới cúng ông bà, rồi mời linh hồn ông bà cùng đến chùa nghe sư sãi tụng kinh cầu siêu và thuyết pháp cho đến tối. Ngoài ra, các vị achar lấy những nắm cơm vắt đựng trên mâm cúng tam bảo, mời sư sãi tụng kinh cầu siêu cho linh hồn những người quá cố, rồi đem ra ngoài để chung quanh chính điện cúng cho những vong hồn cô đơn, không có con cháu.

Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng Lâm Văn Mẫn thăm hỏi, tặng quà sư sãi Khmer

Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng Lâm Văn Mẫn thăm hỏi, tặng quà sư sãi Khmer

+ Ngày thứ hai (ngày cúng chính): Vào buổi trưa, bà con người Khmer chuần bị mâm cơm cùng bánh, trái… mang vào chùa để tổ chức cúng chính (cúng tập thể), sau khi được các vị sư tụng kinh cầu siêu cho tất cả các linh hồn ông bà của tất cả mọi nhà trong phum, sóc, bà con Phật tử trong phum sóc cùng ăn, trao đổi kinh nghiệm trong công việc đồng áng và vui chơi tại chùa. Buổi chiều, rước linh hồn ông bà về nhà, làm mâm cơm mới cúng ông bà và mời ông bà ở lại chứng kiến cuộc sống sung túc của con cháu.

+ Ngày thứ ba (ngày cúng tiễn): Mỗi nhà, bà con chuẩn bị một mâm cơm, họ mời vài vị sư sãi cùng họ hàng thân tộc trong phum sóc đến nhà tụng kinh cầu siêu để tiễn đưa linh hồn người quá cố. Riêng phần chuẩn bị cho ông bà, người thân quá cố, bà con làm chiếc thuyền bằng bẹ chuối, có gắn thêm cờ phướn, 02 hình nộm (tương trưng cho tổ tiên) và các thức cúng mọi thứ một ít, có cả các gói gạo, muối, quần áo, tiền, vàng mã… rồi người nhà thắp nhang, đèn mang thuyền thả dưới dòng sông, kênh rạch gần nhà để đưa ông bà và những người thân quá cố về lại thế giới bên kia.

Lễ Sence Dolta của bà con người Khmer Nam bộ là một trong những nghi lễ mang ý nghĩa rất lớn về lòng hiếu kính, tưởng nhớ đến công ơn sinh thành dưỡng dục của ông bà, cha mẹ những người quá cố đối với con cháu. Ngoài ra, Lễ này vừa thể hiện nét đẹp truyền thống của đời sống văn hóa, tinh thần trong hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng gắn với các hoạt động tôn giáo tín ngưỡng trong ngôi chùa Khmer Nam bộ.​​

PL

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Trong nhiều thế kỷ, Đông y đã là một phần quan trọng trong y học và văn hóa của nhiều nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay, niềm tin...
5 tháng trước
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh