Đối thoại khoa học cao cấp giữa Việt Nam, Cộng hoà Pháp và thế giới
- Tây Y
- 01:23 - 09/05/2018
Hội thảo Khoa học cho sự phát triển là một trong những hội thảo quan trọng nhất để kỷ niệm 25 năm thành lập tổ chức Gặp gỡ Việt Nam lần thứ 14, năm 2018 trong chuỗi 11 Hội thảo khoa học và 7 lớp học chuyên đề. Hội thảo lần này được tổ chức tiếp nối thành công của hội thảo quốc tế “Khoa học cơ bản và Xã hội” cũng được tổ chức tại Trung tâm ICISE vào tháng 7/2016 trong khuôn khổ chương trình “Gặp gỡ Việt Nam” lần thứ 12 với sự tham gia của nhiều nhà khoa học, nhà ngoại giao, nhà hoạch định chính sách, đại diện của các tổ chức quốc tế, các tổ chức của chính phủ và phi chính phủ cũng như năm nhà khoa học đoạt giải Nobel.
Tiếp nối của các cuộc thảo luận đã bắt đầu từ năm 2016, hội thảo năm nay sẽ đi xa hơn và đề cập đến vai trò của khoa học cơ bản hay khoa học ứng dụng cho sự phát triển bền vững của xã hội. Mặc dù khoa học hiện hữu và được biết đến trong xã hội nhưng có vẻ như các nhà khoa học thường không tham gia sớm vào các cuộc thảo luận giải quyết các vấn đề lớn của xã hội cũng như trong việc xây dựng các chính sách có liên quan. Để giải quyết vấn đề này, cần thiết lập các cầu nối giữa các chính khách, nhà khoa học, nhà ngoại giao, các tổ chức quốc tế, các nhà kinh doanh và các nhà hoạch định chính sách ở tất cả các cấp độ.
Giáo sư Trần Thanh Vân là người đã đưa ra sáng kiến tổ chức các hội thảo Gặp gỡ Việt Nam nhằm kết nối các nhà khoa học thế giới và Việt Nam đang trao đổi với các nhà khoa học đoạt giải Nobel tại "Gặp gỡ Việt Nam" năm 2016
Theo BTC, xã hội với sự tổng hoà của nó có thể tận dụng các lợi ích mà khoa học có thể mang lại cả về sự đóng góp trực tiếp vào việc giải quyết các vấn đề cụ thể trước mắt và cũng như thiết lập các mô hình để giải quyết các vấn đề phức tạp dài hạn. Vào cuối năm 2015, Liên hiệp quốc đã thông qua Chương trình Nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững (Agenda 2030), một chương trình đầy tham vọng sẽ đảm bảo một sự phát triển cân bằng, bền vững và toàn diện cho hành tinh này.
Khoa học giữ một vai trò đầy tiềm năng trong việc thực hiện chương trình này trên nhiều khía cạnh: nó có thể cung cấp phương thức thực hiện, công nghệ và sự đổi mới liên quan mà các quốc gia cần phải có các động thái cần thiết từ việc xác định các mục tiêu cho đến việc triển khai thực hiện các chương trình hành động có hiệu quả.Khoa họccũng có thể giúp xác định các cơ chế mở ra việc chuyển giao kiến thức và công nghệ một cách đúng đắn. Cuối cùng, các mô hình hoạt động của khoa học có thể giúp đảm bảo triển khai các mục tiêu xác định, đặc biệt là ở các nước đang phát triển một cách hiệu quả.
Hội thảo "Khoa học để Phát triển" sẽ thảo luận về tình hình thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững cũng như các viễn cảnh tương lai của nó dưới góc nhìn của giới khoa học, công nghệ và đổi mới. Hội thảo cũng nhằm cung cấp một cái nhìn đa chiều về việc thực hiện Chương trình, với sự đóng góp của các nước đang phát triển từ các khu vực khác nhau. Để bổ sung việc đánh giá thực hiện Chương trình nghị sự 2030, các cuộc thảo luận bàn tròn dự kiến sẽ đề cập đến các tác động kinh tế và xã hội của khoa học đối với xã hội, sự đóng góp của khoa học với việc hoạch định chính sách cũng như và sự liên quan của khoa học với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Tất cả các cuộc thảo luận này cũng tập trung mục đích khuyến khích thảo luận và chuẩn bị các đề xuất cụ thể về vai trò của khoa học trong việc khuyến khích cuộc đối thoại liên văn hoá và đối với hòa bình, cũng như về vai trò của khoa học trong việc khởi xướng đưa ra các cảnh báo sớm và đề xuất các giải pháp giải quyết. Khám phá và tìm hiểu về các cơ chế liên quan đến khoa học đối với sự phát triển có thể giúp cho nhiều quốc gia trong sự đầu tư của họ vì điều đó có thể giúp để đạt được thành công trong việc thực hiện các mục tiêu của Chương trình nghị sự 2030 của Liên hợp quốc ở cấp quốc gia.
Hội thảo "Khoa học để phát triển" được sự hỗ trợ của Chính phủ Việt Nam cũng như các quốc gia và các tổ chức khác, coi đây là một yếu tố bổ sung cho quá trình hội nhập của quốc gia vào cộng đồng khoa học quốc tế nhằm mang lại lợi ích cho việc củng cố khoa học và phát triển bền vững của Việt Nam trên bình diện quốc tế.
Với sự giúp đỡ của các tổ chức chính phủ, các tổ chức quốc tế, các trung tâm nghiên cứu quốc tế cũng như Đại sứ quán Pháp tại Hà Nội, hội thảo “Khoa học để phát triển” cũng nhận được sự hỗ trợ của Chính phủ Việt Nam vì sự kiện này được xem là một sự kiện rất quan trọng trong tiến trình hội nhập thực sự đã bắt đầu của Việt Nam vào cộng đồng khoa học thế giới; mang lại lợi ích cho Việt Nam tăng cường vị thế của mình trên bình diện quốc tế về khoa học và phát triển bền vững.