THỨ SÁU, NGÀY 08 THÁNG 11 NĂM 2024 08:11

Đói nghèo là nguyên nhân chính dẫn đến lao động trẻ em

 

Thứ trưởng Đào Hồng Lan, Giám đốc ILO tại Việt Nam Chang – Hee Lee, Phó Trưởng đại diện UNICEF tại Việt Nam Jesper Moller, Tham tán Thương mại Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam Stuart Schaag đến dự và đồng chủ trì hội thảo.

Việt Nam có khong 1,75 triu lao đng tr em

Phát biểu khai mạc hội thảo, Thứ trưởng Đào Hồng Lan cho biết, lao động trẻ em đang là vấn đề toàn cầu và hiện nay, theo ước tính của Tổ chức Lao động quốc tế, có khoảng 170 triệu lao động trẻ em trên thế giới. Việc trẻ em phải lao động sớm được chứng minh rằng đã và đang để lại hậu quả nặng nề: Ảnh hưởng đến sự phát triển hài hòa của trẻ em, tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế - xã hội, nhất là chất lượng của nguồn nhân lực trong tương lai. "Việc tham gia lao động sớm cản trở sự phát triển về thể chất và tâm lý của trẻ em; cản trở việc tiếp cận và thụ hưởng nền giáo dục phù hợp; cản trở việc chuẩn bị một tương lai tốt đẹp hơn cho chính các em."--Thứ trưởng Đào Hồng Lan nhận định.

Thứ trưởng Đào Hồng Lan trao đổi với Phó Trưởng đại diện UNICEF tại Việt Nam Jesper Moller về những giải pháp xóa bỏ lao động trẻ em.

Thứ trưởng Đào Hồng Lan cũng khẳng định, Việt Nam cũng đã ban hành hệ thống luật pháp và chính sách nhằm đảm bảo hiện thực hóa quyền của trẻ em, đặc biệt là phòng ngừa và giảm thiểu lao động trẻ em. Nhiều chương trình, dự án, mô hình liên quan đến phòng ngừa và giảm thiểu lao động trẻ em được triển khai thí điểm tại các địa phương đã góp phần cải thiện điều kiện lao động và an toàn, vệ sinh lao động, môi trường trong các làng nghề, hoạt động du lịch và các hoạt động nông nghiệp, ngư nghiệp.

Theo Cục trưởng Cục Bảo vệ, chăm sóc trẻ em (Bộ LĐ-TB&XH) Đặng Hoa Nam, hiện nay cả nước có khoảng 1,75 triệu lao động trẻ em và người chưa thành niên (từ 5-17 tuổi) đang phải làm việc nặng nhọc hoặc làm việc trong những điều kiện có hại cho sức khỏe. Tỉ lệ lao động trẻ em tập trung đông nhất chủ yếu ở các thành phố lớn, trong đó có Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.

Trong số lao động trẻ em được điều tra thì có 67% các em làm việc trong ngành nông nghiệp; 16% làm việc trong ngành xây dựng, chế tạo; 17% làm việc trong ngành dịch vụ. Đáng lo ngại trẻ em có nguy cơ làm trong các nghề bị cấm sử dụng lao động chưa thành niên, hoặc điều kiện lao động có hại là 1,3 triệu (chiếm 75% lao động trẻ em). Thực tế cho thấy, trẻ em vẫn đang từng ngày buộc phải đối mặt với nguy cơ bị bóc lột sức lao động thậm tệ. Thời gian làm việc của các em bị chủ sử dụng ép buộc từ 11-12 giờ đồng hồ, thậm chí lên tới 16 giờ/ngày. Đối với những lao động trẻ em phục vụ tại các quán ăn, số tiền lương 1,8-2 triệu đồng/tháng đã được xem là khoản thu nhập thuộc loại khá, vì vẫn còn không ít trường hợp trẻ phải làm việc mà không hề được trả lương.

Triển khai mô hình h tr, can thip đ lao đng tr em

Cũng theo Thứ trưởng Đào Hồng Lan, để giải quyết vấn đề lao động trẻ em và đạt được mục tiêu của chương trình vào năm 2020, Việt Nam gặp nhiều thách thức, mà trước hết là nhận thức của gia đình các em và chính các em, cũng như người sử dụng lao động còn hạn chế, thiếu hiểu biết về pháp luật, chính sách liên quan đến lao động trẻ em. Khả năng tiếp cận các hoạt động phát triển kỹ năng và nghề nghiệp hạn chế cũng là một trong những yếu tố cản trở việc xóa bỏ lao động trẻ em. "Đói nghèo được xem là nguyên nhân chính dẫn đến việc trẻ em tham gia các hoạt động kinh tế và từ đó dẫn đến nguy cơ lao động trẻ em"- Thứ trưởng Đào Hồng Lan chia sẻ.

Nỗ lực để xóa bỏ lao động trẻ em.

Chỉ ra những bất cập như, việc thanh tra, kiểm tra và xử lý các vi phạm liên quan đến lao động trẻ em, đặc biệt trong khu vực kinh tế phi chính thức; chưa phổ biến được đầy đủ đến các địa phương khái niệm và cách xác định lao động trẻ em; lao động trẻ em là thách thức trong bối cảnh nước ta đang tham gia hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng và trong việc thực hiện các hiệp định thương mại tự do, Thứ trưởng Đào Hồng Lan cho rằng, Chương trình phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em giai đoạn 2016-2020 sẽ là nền tảng để thực hiện hiệu quả các giải pháp bảo vệ trẻ em. Theo Thứ trưởng Đào Hồng Lan, tới đây một số mô hình hỗ trợ, can thiệp để giảm thiểu lao động trẻ em sẽ được thí điểm triển khai để tập huấn kỹ năng sống, trang bị cho trẻ em những kỹ năng tự bảo vệ bản thân, trợ giúp gia đình có trẻ em tham gia lao động trái quy định của pháp luật, hỗ trợ người sử dụng lao động tại các làng nghề, cơ sở sản xuất kinh doanh cải thiện điều kiện làm việc, tạo việc làm phù hợp với độ tuổi của trẻ em. Bên cạnh đó, công tác thanh tra, kiểm tra cũng được tăng cường để xử lý nghiêm các trường hợp sử dụng lao động trẻ em trái quy định của pháp luật, kết hợp với các hoạt động truyền thông, giáo dục về phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em.

VÂN KHÁNH

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh