THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 10:17

Điểu Thị Mai: Người giữ hồn sử thi H'Mông

 

Năm 2012, tôi gặp chị tại Trại sáng tác văn học dân tộc và miền núi, khu vực Tây Nguyên, tổ chức tại thị xã Gia Nghĩa, Tỉnh Đăk Nông . Qua trò chuyện biết chị là con gái của cố nghệ nhân Điểu Kâu, người được coi là một trong những bộ sử thi sống của dân tộc M’Nông.  Chị cho biết, từ khi còn rất nhỏ đã say mê sử thi của dân tộc mình qua lời hát, kể của cha. Từ khi còn là cô học trò bậc tiểu học, Điểu Thị Mai đã thường theo cha mình đi dự, nghe hát sử thi trong các đêm lễ hội của bon làng. Những câu chuyện và giai điệu, ca từ của từng câu hát trong sử thi đã thấm vào tâm hồn của Điểu Thị Mai từ ấy.

  Nghệ nhân ĐIểu Thị Mai với những cuốn sử thi đã được dịch và xuất bản

Năm 2001, nghệ nhân Điểu Kâu mở lớp dạy sử thi, Điểu Thị Mai quyết tâm theo học để có thêm kiến thức và kinh nghiệm về sưu tầm, biên dịch sử thi. Chị là học viên nhỏ tuổi nhất và xuất sắc nhất của lớp học sử thi M’Nông do Viện Nghiên cứu Văn hóa Việt Nam tổ chức, với sự truyền dạy thật tâm huyết của nghệ nhân Điểu Kâu. Sau khi nghệ nhân Điểu Kâu qua đời, chị đã quyết định nối nghiệp cha để tiếp tục hoàn tất việc biên dịch những bộ sử thi mà người cha đã công phu sưu tầm ghi chép suốt 50 năm khi ông còn sống.

  Nghệ nhân Điểu Thị Mai miệt mài biên dịch, ghi chép sử thi từ máy ghi âm

Từ năm 2005 đến nay, với phương tiện làm việc chủ yếu là chiếc radio cassette để thu, nghe băng và giấy bút để ghi chép các bản sử thi thành 2 bản tiếng M’Nông và tiếng Việt, chị đã dịch được 3 tác phẩm sử thi khá đồ sộ. Đó là: Lêng lấy Ndring Ting Yông Kon Gâr (Lấy hồn người chết); Sung Trang đi đầu thai; Cướp trũm chil cho. Theo chị cho biết, sưu tầm, biên dịch sử thi M’Nông ra tiếng Việt là để cho mọi người đều có thể đọc và hiểu được nội dung sâu sắc của những bản sử thi độc đáo của dân tộc mình. Hiện nay trong tay chị ngoài những bộ sử thi thuộc vào hàng độc quý hiếm, còn có khoảng 1.000 bài ca dao, dân ca của dân tộc M’Nông.

  Nghệ nhân Điểu Thị Mai biểu diễn cồng chiệng tại lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên

Để có được những sưu tập quý giá ấy, nhiều khi chị đã phải bỏ cả công việc nương rẫy để thực hiện những chuyến đi dài ngày đến những bon làng đồng bào M’Nông sinh sống ở trong tỉnh và ngoài tỉnh như Đắk Lắk, Bình Phước gặp gỡ các nghệ nhân nghe kể, hát ghi băng, chép lại bằng tiếng M’Nông rồi dịch ra tiếng Việt. Để nghe được, hiểu được và ghi lại, viết lại rồi biên dịch ra tiếng Việt sao cho dễ hiểu và truyền tải được hồn cốt của sử thi, đòi hỏi người sưu tầm phải thực sự nhập tâm sống lại thời sử thi, vận dụng tất cả những kiến thức, vốn hiểu biết, kinh nghiệm đi thực tế của mình. Đó là một công việc thật công phu, không đơn giản. 

    Nghệ nhân Điểu Thị Mai hát, kể sử thi H'Mông

Nhưng chị đã đơn thương độc mã làm tất cả những việc ấy bằng chính niềm đam mê, sự trân trọng những giá trị văn hóa truyền thống độc đáo của dân tộc mình. Chị trăn trở nói: “Trách nhiệm của tôi là phải tiếp tục biên soạn và biên dịch khoảng 80 sử thi còn lại. Đáng lo ngại nhất còn khoảng 50 sử thi mà nghệ nhân Điểu Klung thuộc nằm lòng, nhưng chưa thu băng được vì thiếu kinh phí. Hiện nay số nghệ nhân biết kể, biết hát sử thi như nghệ nhân Điểu Klung không nhiều và hầu hết đã già sức khỏe yếu, nếu không làm kịp thì có nguy cơ mất những sử thi này”. ./

Luong Định/Lao động và Xã hội

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Trong nhiều thế kỷ, Đông y đã là một phần quan trọng trong y học và văn hóa của nhiều nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay, niềm tin...
5 tháng trước
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh