CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 02:59

Điều chỉnh chính sách tiền lương đảm bảo lợi ích của người lao động

 

Theo TS Trần Thị Minh Phương, tiền lương là nguồn thu nhập chính để duy trì và nâng cao đời sống cho bản thân người lao động, gia đình của họ và tái sản xuất sức lao động của người lao động. Khi đời sống của người lao động được đảm bảo, người lao động sẽ yên tâm làm việc và sẽ cố gắng làm việc một cách hiệu quả, do vậy, năng suất lao động sẽ tăng lên. Về nguyên tắc, tiền lương được trả phụ thuộc vào kết quả đầu ra và gắn với năng suất của người lao động, tăng lương phải dựa trên tăng năng suất lao động. Tuy nhiên, tiền lương cũng cần đảm bảo đủ sống và kích thích tăng năng suất lao động; tiền lương phải được coi là sự đầu tư vào vốn con người, đầu tư cho phát triển, là yếu tố quyết định nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm.

Tiền lương phải đảm bảo mức sống cho người lao động.

 

Tiền lương ở Việt Nam được đánh giá là khá thấp. Điều này một mặt tạo ưu thế cạnh tranh trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Mặt khác, tiền lương thấp cũng tạo nên nhiều vấn đề trong quan hệ lao động. Tranh chấp lao động chủ yếu là về vấn đề tiền lương. Theo số liệu thống kê của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, hơn 80% các cuộc ngừng việc tập thể là đòi tăng lương hoặc trả đúng lương, nhất là lương làm thêm giờ, tiền thưởng, ăn giữa ca…. Trình độ của lao động trong doanh nghiệp có tác động tích cực đến năng suất lao động trong doanh nghiệp. Như vậy, việc đào tạo ngoài doanh nghiệp hay trong doanh nghiệp đều đóng vai trò quan trọng đến tăng năng suất lao động trong doanh nghiệp. Tuy nhiên vẫn còn bất cập trong xã hội về đào tạo, cần giải quyết tốt mối quan hệ giữa nhu cầu về kỹ năng, trình độ và các cơ sở cung cấp dịch vụ giáo dục, đào tạo. Nâng cao chất lượng nhân lực: Đẩy mạnh công tác đào tạo nghề gắn với nhu cầu của doanh nghiệp là việc làm ưu tiên. Sự minh bạch thông tin trong nền kinh tế cũng là động lực thúc đẩy tăng năng suất lao động.

Sự điều chỉnh chính sách tiền lương của Nhà nước cũng như của doanh nghiệp cần thiết phải xem xét đến lợi ích của người lao động nhằm xác định được mức lương xứng đáng với đóng góp của người lao động, đó là động lực để người lao động cống hiến, góp phần thúc đẩy năng suất lao động chung trong nền kinh tế.

Số liệu thống kê cho thấy, các doanh nghiệp ở Việt Nam sử dụng gần 14 triệu lao động, chiếm 64% số lao động làm công ăn lương, hơn 35% lao động có việc làm cả nước. Việc phát triển doanh nghiệp ngày càng được quan tâm nhằm không ngừng nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, tạo nhiều việc làm, nâng cao thu nhập của người lao động.

Theo Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Doãn Mậu Diệp, phương án hàng năm Hội đồng tiền lương Quốc gia đề xuất, mức lương tăng tối thiểu ít nhất khoảng 180.000 đồng/tháng đối với vùng 4 và tăng nhiều nhất ở vùng 1 khoảng 230.000 đồng/tháng. Dựa trên thang lương, bảng lương mà doanh nghiệp xây dựng để mà trả lương cho người lao động. Không phải người lao động chỉ tăng mỗi mức tăng của tiền lương tối thiểu, và tăng như vậy là thực chất. Hiện nay người lao động nhận được khá nhiều khoản chi từ phía doanh nghiệp như: Tiền lương, tiền thưởng, tiền phúc lợi, tiền chuyên cần…

Mức sống tối thiểu là khái niệm tất cả các quốc gia trên thế giới đều thống nhất phương pháp tính toán nó bao gồm những nhu cầu tối thiểu về lương thực, thực phẩm và nhu cầu tối thiểu về phi lương thực, thực phẩm như: Ăn, ở, học hành, vui chơi, giải trí, chữa bệnh và các nhu cầu khác không thuộc về nhu cầu lương thực, thực phẩm. Nhu cầu lương thực, thực phẩm dựa trên rổ hàng hóa, những thực phẩm thiết yếu, mức giá tính toán làm sao để đảm bảo lượng calo tiêu thụ được, đảm bảo có thể tái tạo lại được sức lao động. Trong bộ phận kỹ thuật của Hội đồng tiền lương Quốc gia có chuyên gia đến từ Tổng cục Thống kê, chuyên gia đến từ Viện Dinh dưỡng Quốc gia – nơi tính toán các rổ hàng hóa cùng với mức chi phí. Trong đó, tính toán xem nhu cầu về lương thực thực phẩm là bao nhiêu, nhu cầu về phi lương thực thực phẩm là chừng nào.

VÂN KHÁNH

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh