CHỦ NHẬT, NGÀY 10 THÁNG 11 NĂM 2024 11:08

Rừng đóng góp 1% GDP cả nước

 

Diễn đàn đã giới thiệu Chương trình mục tiêu Phát triển Rừng Bền vững trong giai đoạn 2016-2020 và Chương trình Hành động Quốc gia về Giảm phát thải Khí nhà kính thông qua giảm Nạn phá rừng và Suy thoái rừng, Quản lý Bền vững về Tài nguyên Rừng, Bảo tồn và Nâng cao trữ lượng Cacbon Rừng (REDD+). Các kinh nghiệm, cơ hội, thách thức và khuyến ​​nghị nhằm quản lý rừng bền vững trong khi tiếp tục khám phá các cơ hội kinh tế bao gồm du lịch sinh thái, cây thuốc và lâm sản ngoài gỗ đã được các chuyên gia trình bày với sự tham gia của các doanh nghiệp.

Phát triển kinh tế rừng bền vững.

Các khuyến nghị như phát triển thị trường và hợp tác cho các mô hình kinh tế dựa vào rừng tự nhiên. Cần huy động nguồn lực tài chính và phải quy định các quy định về thu/chi để khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào các mô hình kinh tế dựa trên rừng tự nhiên. Các khuyến nghị khác khác như cải thiện các chính sách và tăng cường hệ thống giám sát và đánh giá ở cấp địa phương và quốc gia về các mô hình kinh tế và lâm sản. “Bảo vệ và phát triển rừng là giải pháp quan trọng hàng đầu mà Việt Nam cần phải thực hiện và có thể thực hiện được để đảm bảo cho nền kinh tế phát triển bền vững”, Ông Cao Đức Phát, Phó trưởng ban thường trực Ban Kinh tế Trung ương nói. Ông cũng nhấn mạnh rằng cùng với quan tâm chính trị, cần phải có sự nhận thức và tham gia tích cực của cộng đồng và các doanh nghiệp.

Phát biểu tại diễn đàn, Điều phối viên thường trú Liên Hợp Quốc tại Việt Nam Kalmal Malhotra nhấn mạnh: "Cần có sự chuyển đổi lớn để xây dựng một môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nước và quốc tế để phát triển và hưởng lợi từ việc đầu tư vào phát triển rừng tự nhiên bền vững."

Độ che phủ của rừng ở Việt Nam vào năm 2016 là 41% và 71% là rừng tự nhiên, tuy nhiên đóng góp vào GDP của quốc gia là rất khiêm tốn, khoảng 1%. Nhà nước đặt mục tiêu tăng giá trị sản xuất lâm nghiệp lên khoảng 3,5%/năm và GDP từ lâm nghiệp khoảng 2 – 3% GDP quốc gia. Theo các chuyên gia, giá trị và đóng góp của rừng vào nền kinh tế quốc dân chưa được hệ thống kế toán quốc gia nắm bắt đầy đủ.

Rừng tự nhiên cung cấp các sản phẩm phi gỗ có giá trị và cung cấp nhiều dịch vụ có giá trị cho các ngành then chốt bao gồm bảo vệ đất và nguồn nước cho nông nghiệp, sản xuất điện và giảm nhẹ biến đổi khí hậu bằng cách thu giữ CO2. Rừng cũng giúp gia tăng khả năng phục hồi của cộng đồng nông thôn dễ bị tổn thương trước những tác động mạnh mẽ của biến đổi khí hậu. “LHQ sẽ vẫn là một đối tác chiến lược và cam kết quan trọng của Chính phủ Việt Nam nhằm tăng cường hơn nữa công tác quản lý rừng bền vững thông qua hợp tác với khu vực kinh doanh trong nước và quốc tế để đạt được những lợi ích chung”, ông Malhotra nhấn mạnh.

VÂN KHÁNH

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh