Tịnh xá Ngọc Tuyền - "thiên đường" đau khổ của trẻ bị bỏ rơi
- Dược liệu
- 21:16 - 17/01/2016
Đến Tịnh xá Ngọc Tuyền (thôn Vạn Hạnh, thị Trấn Phú Mỹ, Tân Thành, Bà Rịa - Vũng Tàu) nhiều người đã không cầm được nước mắt khi chứng kiến cảnh các em bé sơ sinh bị bỏ rơi được chăm sóc trong điều kiện mất vệ sinh, thiếu dinh dưỡng và mắc bệnh tật.
Nhớ lại những gì mà mình đã chứng kiến khi đến Tịnh xá Ngọc Tuyền, chị Nguyễn Ái Nhi (Bà Rịa - Vũng Tàu) vẫn không kìm được nước mắt . Từ nhiều năm nay, Ái Nhi đã cùng bạn bè thường xuyên đi làm từ thiện ở rất nhiều nơi, đã tiếp xúc với các địa điểm chăm sóc trẻ bị bỏ rơi nhưng chưa bao giờ chị chứng kiến cảnh tượng đau lòng như khi bước chân đến tịnh xá này.
“Ngày 4/1, tôi cùng với nhóm bạn đến Tịnh xá Ngọc Tuyền theo lời giới thiệu của một người bạn. Lúc vào tịnh xá trời đã sắp tối. Tôi thấy một bòng đèn mờ, một chiếc quạt công nghiệp bụi bám rất nhiều và một bé bị hở hàm ếch đang nằm giữa nhà. Nhìn rất thê thảm. Khi mở tủ lạnh đặt trong góc bếp thì thấy không có hơi lạnh, nhiều thức ăn để trong tủ không che đậy. Nhìn qua là biết chiếc tủ đã một thời gian dài không được lau dọn”, Nhi nhớ lại.
Lúc này, Nhi và mọi người còn phát hiện ra nhiều trẻ bị hăm, các bé nhỏ tiểu tiện, đại tiện nhưng không có ai lau dọn. Phải nửa tiếng sau thì mới thấy sư cô và một người phụ nữ làm nhiệm vụ chăm sóc trẻ bước vào.
Đến khoảng 7 giờ tối, sau khi đã cùng nhau thay tã, lau rửa cho các bé, cả nhóm của Nhi vẫn chưa thấy các bé được cho uống sữa. Khi thắc mắc thì được một bảo mẫu chỉ cho những bình sữa nguội lạnh được để sẵn gần đó. Mọi người nhìn nhau lắc đầu, chỉ biết cầm lấy và cho các bé bú. “Sau khi chứng kiến cảnh tượng đó, tôi chỉ muốn kêu gọi mọi người tới để chăm sóc các em. Hoặc làm sao để đưa các em đến một nơi có điều kiện tốt hơn để họ chăm sóc cho chu đáo”, Nhi chia sẻ.
Điều kiện chăm sóc cho các bé tại tịnh xá Ngọc Tuyền không được đảm bảo.
Chị N. (Bà Rịa - Vũng Tàu) cho biết, cũng đã từng đến Tịnh xá Ngọc Tuyền và chứng kiến cảnh những đứa trẻ sơ sinh ăn, uống, ngủ và đi vệ sinh cùng một nơi. Có rất nhiều trẻ sơ sinh nhưng chỉ có một người chăm sóc, những đứa trẻ lớn hơn thì chăm sóc những đứa trẻ nhỏ. “Có lần, tôi cùng các bạn đi giặt đồ cho các em thì thấy phân đã bám vào quần áo khô cứng. Dơ từ đầu đến cuối, từ trong ra ngoài”, chị N. bức xúc kể.
Chị Huỳnh Bích Đào, chủ nhiệm CLB Thiện Duyên (Quận 8, TP.HCM) cho biết, ngày 7/1, chị cùng 2 bạn tình nguyện đến Tịnh xá Ngọc Tuyền khi biết được về hoàn cảnh của những đứa trẻ bị bỏ rơi đang được chăm sóc tại đây. “Khi vừa bước vào thì thấy buồn nôn bởi một mùi chua. Có một người nữa làm ngành y cũng có mặt. Khi người này ẵm các bé lên thì thấy các bé đang bị viêm họng, khóc thét rất thảm thiết”, chị Đào kể.
Chị Huỳnh Bích Đào, chủ nhiệm CLB Thiện Duyên (Quận 8, TP.HCM) cho biết, ngày 7/1, chị cùng 2 bạn tình nguyện đến Tịnh xá Ngọc Tuyền khi biết được về hoàn cảnh của những đứa trẻ bị bỏ rơi đang được chăm sóc tại đây. “Khi vừa bước vào thì thấy buồn nôn bởi một mùi chua. Có một người nữa làm ngành y cũng có mặt. Khi người này ẵm các bé lên thì thấy các bé đang bị viêm họng, khóc thét rất thảm thiết”, chị Đào kể.
Trong các thành viên đi cùng với chị Đào, có một chị mới sinh con nên có ẵm một bé lên rồi cho bú nhưng liền bị sư cô la mắng. “Trong khuôn viên nuôi trẻ rất dơ bẩn. Các bé uống sữa bột chung một bình, nên thường lây bệnh cho nhau, đứa nào cũng khò khè, viêm phổi. Có mấy đứa nằm trên võng bị sốt cao. Tịnh xá này hoàn toàn không đủ điều kiện để nuôi trẻ”, chị Đào rơi nước mắt chia sẻ.
Một bé bị viêm tai có mủ, phải bôi thuốc.
Tủ lạnh đựng thức ăn bốc mùi, ôi thiu.
Bà Cẩm Hồng (61 tuổi, quận 10, TP HCM), một phật tử thường xuyên tới thăm và tặng quà cho tịnh xá kể: “Mỗi lần nhận được tiền bảo trợ để chăm sóc tụi trẻ mồ côi, sư cô đều hứa sẽ chăm sóc chúng tử tế, đàng hoàng. Song, lần nào tôi tới cũng thấy cảnh nhếch nhác, xô bồ ngay ở nơi nuôi dưỡng trẻ. Nhà vệ sinh thì dơ bẩn và bốc mùi hôi nồng nặc; trẻ không được mặc tã quần nên nước tiểu, phân rơi ướt cả sàn nhà. Khi tôi hỏi: Tại sao không cho ăn riêng để đảm bảo vệ sinh vì nguy cơ các trẻ sẽ lây bệnh chéo rất cao?” thì một người phụ nữ có nhiệm vụ chăm sóc các bé trả lời: “Trước nay vẫn vậy thôi!”
Bà Cẩm Hồng trong một lần tới thăm và trao tiền ủng hộ cho sư cô Giác Liên.
Tháng 12/2015, bà Hồng tiếp tục ghé thăm nhóm trẻ sơ sinh ở tịnh xá Ngọc Tuyền. Một lần nữa, bà lại chứng kiến cảnh tượng rất đau lòng: “Chẳng có ai chăm sóc trẻ; có bé chỉ 2-3 tháng tuổi đang tự cầm bình sữa nguội ngắt bú ngon lành; móng tay nhiều bé thì chẳng được cắt nên thản nhiên cào trày xước mặt nhau. Đứa nào cũng bị sổ mũi, lỗ tai đóng mủ dày đặc”. Nhìn cảnh tượng ấy, bà Hồng quặn thắt lòng, chỉ biết thẫn thờ đưa tiền kèm theo lời… cầu xin: “Con chỉ mong sư cô nhận tiền và dùng số tiền đó để chăm lo cho các cháu có hoàn cảnh bất hạnh”.
CÙNG CHUYÊN MỤC
Áp cước bản thảo, tác dụng chữa bệnh của Áp cước bản thảo
Tác dụng Áp cước bản thảo, cách dùng Áp cước bản thảo chữa bệnh, hình ảnh, nơi mua, giá bán cây thuốc nam – vị thuốc quý Áp cước bản thảo
5 tháng trước
Tin nên đọc