THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 09:41

Di tích bị lấn chiếm, chính quyền và nhân dân ngăn chặn kịp thời

Di tích nhà bia cổ còn sót lại của đền Tam Thánh.

  

Nguồn gốc lịch sử

PV trao đổi với cụ Nguyễn Xuân Thi 86 tuổi: Đền Tam Thánh là một trong những công trình kiến trúc văn hóa của làng Hoàng Mai xưa, nay là Phường Hoàng Văn Thụ. Nơi đây thờ ba vị thánh gồm Đức Thánh Quan ( Đời Hán), đức Thánh Văn xương Đế Quân ( đời Chu), Đức Thánh Lã (đời Đường). Cả ba đức Thánh trên đều làm nhiều việc thiện nên các bậc lão nho trong làng dựng đền để thờ, làm nơi giảng thiện, răn dạy mọi người. Nhưng thực chất đó là di tích nơi các cụ thuộc Hội Đông Kinh Nghĩa Thục, một tổ chức của phong trào Cần Vương đặt ra để tuyên truyền chống thực dân Pháp, trong những ngày đầu chúng xâm chiếm nước ta. Người học ở đó đông lắm, các cụ còn phải trưng dụng cả đình Đụn làm nơi học tập cho nên có bài vè thời bấy giờ:”…Trường Nghĩa Thục đứng đầu dạy dỗ. Khắp ba mươi sáu phố Hà thành. Gái trai nô nức học hành. Giảng sư mấy lớp, khóa sinh mấy ngàn…”

Cụ Thi cho biết thêm hiện nay các đồ thờ không còn nhiều chỉ còn bức hoành phi đang được treo tại gác chuông trong chùa, ba vị Tam Thánh đang được thờ tại nhà thờ tổ của Chùa Nga My và nhà bia của Đền đó thôi.

Cụ Hoàng Đình Tiến 84 tuổi, khi Mỹ ném bom năm 1972 thì cả ba ngôi Đình, chùa Nga My, đền Tam Thánh đều bị sụp đổ hoàn toàn. Nhân dân cùng với chính quyền quyên góp công đức tôn tạo lại được chùa Nga My và đình Hoàng Mai. Còn đền Tam Thánh chưa có kinh phí trùng tu lại, tại thời điểm đó rất khó khăn chỉ lo chiến tranh và lao động sản xuất cung cấp cho chiến trường miền Nam… nên việc ngăn cản lấn chiếm đền Tam Thánh hồi đó còn lơ là chưa chú trọng. Cụ cho biết năm 1992 tại buổi hội thảo về khôi phục các di tích lịch sử văn hóa thuộc xã Hoàng Văn Thụ.Tôi cùng với nhà nghiên cứu Giáo sư sử học Nguyễn Đình Phúc và các nhà khoa học làm công tác văn hóa từ trung ương đến địa phương hội thảo, khi kết thúc đề nghị cấp trên sớm đưa các công trình kiến trúc vào diện bảo tồn. Việc khôi phục di tích lịch sử, di tích văn hóa là làm sống lại những việc làm của người xưa, thành những bài học nêu cao tinh thần đạo lý xã hội. Duy trì và phát triền thuần phong mỹ tục để phục vụ cuộc sống của các thế hệ ngày nay và mai sau.

Nhưng bây giờ với sự vào cuộc quyết liệt của Đảng ủy, UBND và nhân dân có biện pháp khôi phục, chống lấn chiếm nhà bia còn sót lại của đền, thì nhân dân chúng tôi rất phấn khởi, ủng hộ.

Bảo tồn và phát huy giá trị di tích

Đứng trước nguy cơ biến mất nhà Bia đền Tam Thánh. Đồng chí Đăng Văn Dũng Bí thư Đảng ủy phường trao đổi qua điện thoại với phóng viên ngày 10/9/2018 cho biết: Trong thời gian sớm nhất Đảng ủy, UBND cùng các phòng ban chức năng của phường sẽ có biện pháp cưỡng chế các gia đình bên cạnh nhà bia nếu xâm phạm di tích, sau đó cùng nhân dân tiến hành các biện pháp bảo vệ, tôn tạo, khôi phục lại.

 

Quán Bế cổ khu dân cư số 7.

   

Theo luật sư Vương Thị Thanh đoàn luật sư Hà Nội cho biết: Căn cứ quy định của Luật di sản văn hóa và danh lam thắng hiện nay được chia làm bốn loại hình Di tích lịch sử : di tích lịch sử lưu niệm sự kiện, di tích lưu niệm danh nhân, di tích kiến trúc nghệ thuật, di tích khảo cổ và danh lam thắng cảnh. Vậy Đền Tam Thánh cũng có thể gọi là di tích.

Qua nhiều ý kiến về công trình kiến trúc nhà bia đền Tam Thánh có ý nghĩa lịch sử đang bị dân và công ty điện lực Hoàng Mai xây dựng cột điện lấn chiếm. Cùng với sự chỉ đạo kịp thời của Đảng ủy, UBND và nhân dân có biện pháp tôn tạo, khôi phục thì việc bảo tồn phát huy những giá trị lịch sử sẽ được các thế hệ học tập noi theo.

Đức Long- An Dân

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Trong nhiều thế kỷ, Đông y đã là một phần quan trọng trong y học và văn hóa của nhiều nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay, niềm tin...
5 tháng trước
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh