THỨ BA, NGÀY 17 THÁNG 09 NĂM 2024 02:58

Di sản văn hóa phi vật thể "Lễ hội Nghinh Ông” tỉnh Sóc Trăng: Kế thừa, bảo lưu giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc

Nghiên cứu về tục thờ cá Ông ở Việt Nam, tác giả Nguyễn Thanh Lợi cho biết, Lễ hội Nghinh Ông là lễ cúng cá Ông của ngư dân các tỉnh Nam Trung bộ, Nam bộ. Đây là lễ hội gắn liền với tín ngưỡng thờ cá Ông của cư dân vùng biển từ Thanh Hóa vào đến tận Kiên Giang. Hầu như các làng chài ven biển đều có lăng thờ cá Ông với những nghi thức cúng tế trang trọng, bởi lẽ đây là vị thần bảo hộ cho nghề đi biển. Trong nhiều công trình nghiên cứu, tác giả Nguyễn Thanh Lợi cho rằng nguồn gốc tín ngưỡng thờ cá Ông vốn của người Chăm mà những lưu dân Việt trên bước đường Nam tiến đã tiếp thu trong quá trình giao lưu văn hóa. 

Hàng năm, cứ đến ngày 21/3 Âm lịch, tại thị trấn Trần Đề (Trần Đề), Ban Trị sự Hội Lăng Ông Nam Hải tổ chức lễ hội Nghinh Ông. Đây là một trong những lễ hội đặc sắc có từ lâu đời, chứa đựng nhiều giá trị nhân văn sâu sắc; kế thừa, bảo lưu các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Đó là tục thờ cúng Cá Ông của ngư dân vùng biển cầu mong trời yên biển lặng, ngư dân may mắn, làm ăn phát đạt, an khang thịnh vượng.

Theo ông Lưu Hữu Danh - Chủ tịch UBND huyện Trần Đề cho biết: “Lễ hội Nghinh Ông đã có từ năm 1955, tại Bãi Giá (trước đây thuộc xã Trung Bình, huyện Long Phú). Thời ấy, ngư dân đi biển phát hiện một xác Cá Ông to trôi dạt vào bờ. Dân địa phương đã vớt xác Cá Ông và lập miếu thờ cúng bằng tre lá đơn sơ. Từ năm 1983 đến nay, ngư dân làng này làm ăn phát đạt, mới dời Lăng Ông về thị trấn Trần Đề (Trần Đề). Dân làng đặt tên là Lăng Ông Nam Hải và thành lập Ban Trị sự; ông trưởng, ông trưởng vạn có nhiệm vụ chăm sóc, bảo quản di tích Lăng Ông, thắp hương khói, thờ cúng. Hàng năm, cứ đến ngày 21/3 Âm lịch, ngư dân làng cá Kinh Ba (Trần Đề) tổ chức lễ Nghinh Ông. Lễ hội này có một vị trí quan trọng trong đời sống của người dân và là nét sinh hoạt văn hóa dân gian không thể thiếu”.

Di sản văn hóa phi vật thể "Lễ hội Nghinh Ông” tỉnh Sóc Trăng giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc - Ảnh 1.

Lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trao Bằng di sản văn hóa phi vật thể quốc gia cho Ban Trị sự Lăng Ông Nam Hải và lãnh đạo UBND huyện Trần Đề.

Trước khi diễn ra lễ đón nhận, vào một buổi sáng sớm, Ban Trị sự Hội Lăng Ông Nam Hải tổ chức thỉnh Ông, vài chục tàu thuyền tập trung về bến, chọn tàu thuyền thích hợp để đưa Ông xuống. Lúc này, đông đảo bà con ngư dân trong vùng cùng tham dự lễ. Cùng với đó, cả đoàn lân - sư - rồng đến múa phục vụ tạo sinh khí rất nhộn nhịp. Ban Trị sự cử người phụ trách điều hành phần cúng tế; lễ vật cúng, gồm: Heo quay, các mâm xôi, trái cây, hoa quả, nhang đèn… 

Vừa cúng, vừa chạy ra biển vài km sẽ tổ chức “xin keo”, nếu xin thành công có nghĩa là Ông đã chứng giám cho lòng thành khẩn của ngư dân. Thuyền chính sẽ phát tín hiệu để các tàu thuyền khác cùng quay vào bờ. Rước Ông về, Ban Trị sự tiếp tục điều hành các nghi lễ còn lại: Thỉnh Bà Nam Hải, cúng Tiên sư, Tiền vãng, Chánh tế, tổ chức lễ xây chầu và hát bộ cúng Ông…

Lễ hội Nghinh Ông được diễn ra từ ngày 21 – 23/3 Âm lịch. Lễ hội được bảo tồn và phát triển cho đến ngày nay nhờ nhiều yếu tố; trong đó, yếu tố giữ vai trò quan trọng nhất đó là sự gắn kết mật thiết với ngành nghề mưu sinh của ngư dân; sự tham gia tích cực, ủng hộ của cộng đồng dân cư; Ban Trị sự và những người có tâm huyết, có năng lực, tích cực tham gia vào việc bảo tồn lễ hội. 

Di sản văn hóa phi vật thể "Lễ hội Nghinh Ông” tỉnh Sóc Trăng giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc - Ảnh 2.

Lễ vật dâng cúng trong "Lễ hội Nghinh Ông” (ảnh: internet).

Ông Trần Minh Lý - Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Sóc Trăng cho biết: “Việc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa lễ hội Nghinh Ông huyện Trần Đề vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đã thể hiện sự trân trọng và ghi nhận của Nhà nước. Đây không chỉ là niềm tự hào của nhân dân huyện Trần Đề, của người dân trong tỉnh mà còn góp phần thiết thực vào việc giữ gìn sự phong phú, đa dạng văn hóa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Đồng thời là một minh chứng sống động về sức sống mạnh mẽ của văn hóa địa phương trong dòng chảy chung của văn hóa Việt Nam. Qua đó, tạo điều kiện thuận lợi để bạn bè trong nước và quốc tế hiểu biết nhiều hơn, sâu rộng hơn về nét đẹp, văn hóa vùng đất cảng biển Trần Đề nói riêng và vùng đất Sóc Trăng nói chung”.

Lễ hội được bảo tồn và phát triển cho đến ngày nay nhờ nhiều yếu tố, trong đó, yếu tố giữ vai trò quan trọng nhất là sự gắn kết mật thiết với ngành nghề mưu sinh của ngư dân; sự tham gia tích cực, ủng hộ của cộng đồng dân cư. Lễ hội nghinh Ông không chỉ bảo tồn bản sắc văn hóa mà còn góp phần kích thích sự phát triển kinh tế thông qua thu hút khách du lịch.

Lễ hội nghinh Ông Sông Đốc có nhiều nghi thức, mang đậm nét văn hóa dân gian, như: trước giờ ra biển nghinh Ông buổi lễ chính tại chánh điện có đầy đủ các cung phi (đa số là phụ nữ cao tuổi), cung nữ (các thiếu nữ) 12 nữ học trò lễ, 2 nữ cung hầu, 1 vị tướng quân trong tư thế oai phong cùng hàng chục quân sỹ đứng hầu tay giương cao các ngọn cờ nước, những lá cờ phướn có ghi dòng chữ “Nam Hải Đại Tướng Quân” cùng hàng ngàn người chuẩn bị rước kiệu trong tiếng trống, tiếng kèn của đội nhạc lễ.


PL

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Trong nhiều thế kỷ, Đông y đã là một phần quan trọng trong y học và văn hóa của nhiều nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay, niềm tin...
2 tháng trước
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh