THỨ HAI, NGÀY 25 THÁNG 11 NĂM 2024 10:15

Đến sáng 26/3, thế giới đã vượt 126 triệu ca mắc COVID-19

Theo TTXVN, số liệu từ trang mạng worldometer.info, trong vòng 24 giờ qua, thế giới ghi nhận trên 591.000 ca bệnh COVID-19 và trên 9.500 ca tử vong. Tổng số ca bệnh từ đầu dịch tới nay đã vượt 126 triệu ca, trong đó trên 2,76 triệu ca tử vong.

Ba quốc gia có số ca mắc trong 24 giờ qua cao nhất thế giới là Brazil (92.990 ca), Ấn Độ (59.069 ca) và Mỹ (trên 55.800 ca).

Ba quốc gia có số ca tử vong trong 24 giờ qua cao nhất thế giới là Brazil (2.375 ca), Mỹ (934 ca) và Mexico (579 ca).

Từ đầu dịch tới nay, quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất vẫn là Mỹ với trên 30,7 triệu ca nhiễm, trong đó có trên 559.000 ca tử vong. Tiếp đó là Brazil với 12,3 triệu 9 ca nhiễm và  trên 303.000 ca tử vong. Đứng thứ ba là Ấn Độ với trên 160.900 ca tử vong trong tổng số 11,8 triệu ca nhiễm.

Nhiều nước trên thế giới tiếp tục ghi nhận số ca nhiễm mới trong 24 giờ qua ở mức cao nhất từ trước tới nay. 

Đến sáng 26/3, thế giới đã vượt 126 triệu ca mắc COVID-19 - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. Nguồn internet.

VTV cũng đưa tin, Mỹ vẫn là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch bệnh COVID-19 với trên 30,7 triệu ca mắc và hơn 559.000 trường hợp tử vong. Trong ngày qua, Mỹ ghi nhận thêm hơn 46.100 người nhiễm virus SARS-CoV-2.

Tại tâm dịch COVID-19 lớn thứ hai thế giới Brazil, tổng cộng trên 12,2 triệu người đã nhiễm bệnh, bao gồm hơn 301.000 trường hợp tử vong. Ngày 25/3, Brazil không ghi nhận bệnh nhân nhiễm mới.

Với hơn 301.000 ca tử vong do dịch COVID-19, quốc gia lớn nhất Mỹ Latin này trở thành tâm dịch của toàn cầu. Số ca tử vong do virus SARS-CoV-2 ở Brazil chỉ đứng sau Mỹ. Trung bình cứ 4 ca tử vong trên toàn cầu thì có 1 ca ở Brazil. Dịch COVID-19 ở Brazil đang bước vào giai đoạn tồi tệ nhất do sự xuất hiện của các biến thể virus mới, thiếu các biện pháp y tế cộng đồng và chậm triển khai tiêm chủng. Bộ trưởng Bộ Y tế Brazil cam kết đặt mục tiêu mỗi ngày tiêm chủng 1 triệu liều vaccine COVID-19, nhưng cảnh báo người dân cần tuân thủ đeo khẩu trang, giãn cách xã hội và đi tiêm phòng.

Trong 24 giờ qua, Ấn Độ báo cáo hơn 59.000 ca mắc mới, mức tăng trong ngày cao nhất trong 5 tháng qua, nâng tổng số người nhiễm COVID-19 lên trên 11,8 triệu trường hợp. Đến nay, gần 161.000 bệnh nhân COVID-19 đã không qua khỏi ở quốc gia này.

Thủ tướng Đức Angela Merkel kêu gọi mở rộng năng lực sản xuất vaccine COVID-19 ở châu Âu trong bối cảnh EU đang thiếu nguồn cung vaccine, chương trình tiêm chủng tụt hậu so với nhiều khu vực khác. Châu Âu cần tự chủ hơn về nguồn cung, đảm bảo đủ lượng vaccine cần thiết trong EU. Bà Merkel cũng kêu gọi Quốc hội nước này nhanh chóng phê duyệt Quỹ Tái thiết châu Âu để viện trợ cho các quốc gia trong khu vực bị ảnh hưởng nặng nề vì COVID-19.

Bỉ sẽ đóng cửa trường học, các cửa hàng bán đồ không thiết yếu và tiệm cắt tóc trong 4 tuần, bắt đầu từ ngày 27/3 tới. Động thái này nằm trong khuôn khổ lệnh phong tỏa chặt chẽ mới được nối lại nhằm kiềm chế làn sóng dịch COVID-19 thứ ba đang gia tăng ở nước này. Biến thể mới của virus SARS-CoV-2 phát hiện lần đầu tiên ở Anh đang lây lan ở Bỉ, khiến số bệnh nhân nhập viện tăng gấp đôi.

Phần LanIceland đã cho phép nối lại việc sử dụng vaccine phòng COVID-19 của hãng AstraZeneca để tiêm chủng cho nhóm người cao tuổi sau thời gian tạm ngừng để xem xét về tác dụng phụ của vaccine.

Cơ quan Y tế Phần Lan khẳng định, việc tiêm chủng vaccine của AstraZeneca không làm gia tăng nguy cơ đông máu ở nhóm người trên 65 tuổi. Vì vậy, các cơ quan y tế tại Phần Lan có thể tiếp tục tiêm vaccine của AstraZeneca cho nhóm tuổi này. Trong khi đó, Iceland cũng thông báo nối lại việc tiêm vaccine của AstraZeneca với nhóm người trên 70 tuổi tại quốc gia này.

Ngày 25/3, Campuchia ghi nhận thêm 55 ca dương tính mới lây nhiễm trong cộng đồng, trong đó có đến 50 trường hợp tại thủ đô Phnom Penh, bao gồm 1 người Việt Nam. Thủ đô Phnom Penh đã đóng cửa một loạt địa điểm liên quan đến người nhiễm COVID-19. Quy định ở nơi công cộng có từ hai người trở lên, người dân bắt buộc phải đeo khẩu trang sẽ được thực hiện nghiêm tại thủ đô Phnom Penh, nếu không sẽ bị phạt từ 50 đến 250 USD.

Cùng ngày, Philippines ghi nhận kỷ lục lây nhiễm COVID-19 với gần 8.800 trường hợp mắc mới, mức cao nhất kể từ khi dịch bệnh bắt đầu bùng phát hồi tháng 1/2020. Tính tới nay, tổng cộng có hơn 693.000 ca nhiễm và trên 13.000 người tử vong vì COVID-19  tại quốc gia này.

BP (tổng hợp)

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh