Trở thành nước có thu nhập cao hơn, phải có đột phá về chính sách
- Huyệt vị
- 20:00 - 01/01/1970
Ông Đông cho biết, tăng trưởng tổng sản phẩm nội địa (GDP) trong nửa đầu năm có khả năng đạt khoảng từ 5,5-5,7%, xấp xỉ bằng mức tăng trưởng theo yêu cầu kịch bản mà Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã giao nhiệm vụ cho các ngành.
“Đánh giá sơ bộ có thể thấy rằng, kịch bản tăng trưởng và các giải pháp chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ bước đầu có những kết quả tích cực, hướng tới mục tiêu tăng trưởng GDP đạt 6,7% của cả năm 2017”, ông Đông nói.
Thảo luận tại diễn đàn, TS. Nguyễn Xuân Thành, Giám đốc Phát triển Chương trình Kinh tế Fulbright (Đại học Fulbright Việt Nam) nhận xét, mức tăng trưởng 5,1% trong quí 1-2017 là “gây ngạc nhiên” bởi trước đó kỳ vọng chung vào thời điểm cuối 2016 là kinh tế sẽ khởi sắc hơn khi bước vào 2017.
“Như vậy, Chính phủ hiện nay đang đứng trước sức ép lớn về kết quả tăng trưởng kinh tế. Mức tăng GDP của hai năm đầu nhiệm kỳ này đều thua so với năm cuối của nhiệm kỳ trước”, ông Thành nhận xét.
Theo ông Thành, tăng trưởng kinh tế chỉ có thể đạt mức 6,3-6,4% cho năm nay.
Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2017 được tổ chức thành chuỗi hội thảo, trong đó có hội thảo “Ổn định kinh tế vĩ mô – Động lực phát triển”, cùng với 2 hội thảo chuyên đề về “Phát triển nông nghiệp chất lượng, hiệu quả” và “Phát triển ngành công nghiệp dược phẩm tại Việt Nam, tầm nhìn 2035”.
Qua đó xác định những điểm nghẽn, những nút thắt và đề xuất những giải pháp mang tính trung và dài hạn cho nền kinh tế như định vị kinh tế Việt Nam trong chuỗi cạnh tranh kinh tế toàn cầu, qua đó đưa ra những khuyến nghị để Việt Nam có thể thoát bẫy thu nhập trung bình; nhận dạng và đánh giá những nguồn nội lực của đất nước, nhất là những nguồn lực chưa được phát huy đầy đủ; đánh giá quá trình tái cơ cấu nền kinh tế Việt Nam. Từ đó, đưa ra các đề xuất về chủ trương, chính sách đối với từng ngành, từng lĩnh vực then chốt để Việt Nam có thể phát huy nội lực, tiềm năng và thế mạnh.