THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 02:20

Đề Ngữ văn tuyển sinh lớp 10 TP Hồ Chí Minh: Nhiều điểm độc đáo, mới mẻ, tạo điều kiện cho học sinh thể hiện

Nhận định sơ bộ đề thi kỳ thi môn Ngữ văn tuyển sinh lớp 10 THPT TP Hồ Chí Minh năm học 2020 – 2021, cô Đỗ Khánh Phượng, giáo viên tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI cho biết: Đề thi có nhiều điểm độc đáo, mới mẻ. Phần Đọc - hiểu đơn giản, dễ ăn điểm, hướng về những vấn đề mang tính cấp thiết, nóng hỏi và có tính thời sự cao nhưng quan trọng hơn vẫn hướng con người đến những suy nghĩ tích cực.

Đề môn Ngữ văn thi vào lớp 10 THPT ở TP Hồ Chí Minh.

Cấu trúc đề có sự khác biệt so với năm ngoái, rõ nét nhất ở câu nghị luận xã hội, không còn là những hình ảnh minh họa như mọi năm mà câu nghị luận xã hội xuất hiện dưới dạng một câu hỏi hướng vào chủ đề của đề thi, đó là "Lắng nghe". Nhưng chỉ đi về một khía cạnh, lắng nghe là biểu hiện của yêu thương. 

Phần nghị luận văn học năm khó, mới mẻ bởi đề bài cho đến ba tác phẩm với ba thông điệp: Thông điệp thứ nhất là giá trị sống, thông điệp thứ hai là cảm xúc yêu thương cho gia đình, thông điệp thứ ba khát vọng cống hiến cho xã hội.

Có 2 đề để lựa chọn, tuy nhiên đề 1 học sinh lại được phép lựa chọn 1 trong 3 thông điệp nêu trên. Đây là một điểm sáng tạo và mới mẻ bởi tránh được tình trạng học sinh học tủ một tác phẩm. Với việc lựa chọn này học sinh có quyền tìm cho mình một thông điệp yêu thích, một tác phẩm mình tâm đắc nhất. Đề 2 là một đề hướng đến yếu tố lí luận văn học trong đó đề cao đến vai trò tiếp nhận và đồng sáng tạo của người đọc. Bên cạnh đó cũng có những bắt kết giữa văn học với cuộc đời. 

Đề tuyển sinh lớp 10 THPT năm 2020 – 2021 của Sở GD&ĐT TP Hồ Chí Minh vẫn gây bất ngờ bởi sự mới mẻ trong cách ra đề cũng như tạo điều kiện cho học sinh được thể hiện mình. 

Thầy Nguyễn Phi Hùng, giáo viên Ngữ văn Trường THPT Anhxtanh (Hà Nội) cũng cho biết: Đề thi văn vào lớp 10 của Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh năm nay có những điểm mới mẻ, độc đáo ngay từ hình thức và nội dung đề thi. Cả đề thi có một chủ đề xuyên suốt là "Lắng nghe". Các câu hỏi được xây dựng xoay quanh chủ đề này, vừa cho phép kiểm tra kiến thức của học sinh về các tác phẩm văn học, kĩ năng sử dụng tiếng Việt, khả năng diễn đạt, lập luận trong các đoạn văn, bài văn. Đồng thời từ ý tưởng xuyên suốt toàn bộ đề thi, các em cũng có cái nhìn xâu chuỗi, liên kết các vấn đề của văn học với cuộc sống, các vấn đề của thế giới bên ngoài với những vấn đề, suy ngẫm của bản thân mình. Một đề thi hay, sâu sắc và cũng không quá nặng nề với các em học sinh.

Môn Ngữ văn - cô Văn Trịnh Quỳnh An, giáo viên ngữ văn tại Hocmai, trường THPT Gia Định (TP Hồ Chí Minh).

THANH HÒA

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh