THỨ HAI, NGÀY 25 THÁNG 11 NĂM 2024 07:01

Đề Ngữ văn lớp 10 công lập TP HCM dự kiến phổ điểm trung bình không cao, từ 6.0 - 7.0 điểm

Sáng 11/6/2022, học sinh lớp 9 tại TP Hồ Chí Minh đã hoàn tất bài thi môn Ngữ văn trong Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 công lập.

Sáng 11/6/2022, học sinh lớp 9 tại TP Hồ Chí Minh đã hoàn tất bài thi môn Ngữ văn trong Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 công lập.

Nhận xét chung về đề thi, Tổ Ngữ văn–Hệ thống giáo dục HOCMAI cho biết: Cấu trúc đề thi có sự hoà trộn giữa đề thi năm 2019-2020 và 2020-2021 (theo trục chủ đề và đọc hiểu 2 văn bản). Chủ đề “Thông điệp của thời gian” khá hay, độ phân hoá của đề thi rất tốt. Do vậy, dự kiến kiến phổ điểm trung bình không cao, từ 6.0 - 7.0 điểm

Câu 1- Đọc hiểu: Kết quả lựa chọn ngữ liệu khá tốt. Câu hỏi số 4 của phần này rất hay, đặt ra những lựa chọn giá trị hoc sinh phải cân nhắc. Tuy vậy, câu hỏi thứ 3, vốn ở mức thông hiểu, lại hỏi về thông điệp rút ra từ văn bản, thuộc dạng câu hỏi vận dụng. Do vậy mức độ tư duy cần cân chỉnh lại cho phù hợp với định hướng ra đề thi của Bộ Giáo dục và đào tạo sẽ tốt hơn.

Câu Nghị luận xã hội: Đây là một vấn đề rất hay, đặt ra cho thí sinh sự suy nghĩ về mối quan hệ giữa thời gian và sự trưởng thành. Đó có thể là mối quan hệ theo tỉ lệ thuận, nhưng cũng có những cá nhân dẫu phát triển về mặt thể chất nhưng chưa chắc trưởng thành về suy nghĩ. Nêu vấn đề để học sinh nhận thức sự phân biệt giữa “lớn thêm” và “trưởng thành” là một hướng đi rất hay và cũng là một yêu cầu phân hoá rất tốt, dành điểm cao cho những thí sinh biết tìm tòi, đào sâu suy nghĩ.

 

Câu Nghị luận văn học: Với 2 sự lựa chọn cho thí sinh

Đề 1: “Sang thu” của Hữu Thỉnh là một bài thơ hay, hàm súc, tinh tế. Hai khổ thơ yêu cầu phân tích sát với định hướng “biến chuyển của thiên nhiên, con người theo bước đi của thời gian”. Bản thân việc phân tích khổ thơ thứ 2 trong đề cũng yêu cầu thí sinh có những cảm nhận sâu sắc, đáp ứng yêu cầu phân hoá. Phần liên hệ so sánh có phạm vi ngữ liệu khá rộng, mở ra lựa chọn từ thơ sang cả truyện. Vấn đề là thí sinh có khả năng lựa chọn tốt ngữ liệu so sánh trong thời gian ngắn để đưa ra những kiến giải phù hợp, xác đáng hay không mà thôi.

Đề 2: Yêu cầu đề không mới, nếu không muốn nói là rất quen thuộc với thí sinh. Tuy vậy, cách đặt vấn đề của đề thi hơi rườm, nhiều khả năng gây nhiễu thông tin cho thí sinh. Do vậy, người ra đề cần cân nhắc hơn về kĩ thuật thực hiện đề thi, nhất là với các lớp ở bậc THCS và với một kì thi nhiều áp lực như kì thi tuyển sinh lớp 10, đặc biệt là ở TP Hồ Chí Minh.

Tổ Ngữ văn–Hệ thống giáo dục HOCMAI

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh