CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 01:28

Đề nghị tăng quyền tự chủ chuyên môn đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục

Cần tăng quyền tự chủ về chuyên môn đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục - Ảnh 1.  Tổng cục trưởng Nguyễn Hồng Minh thăm văn phòng khoa tiếng Hàn của nhà trường.

Hiện, nhà trường được cấp đăng ký đào tạo với 15 nghề trình độ cao đẳng, 7 nghề trình độ trung cấp và 7 nghề sơ cấp. Trường có thế mạnh trong đào tạo tiếng Nhật và tiếng Hàn. Trong 2 năm 2018 - 2019, nhà trường đã tuyển sinh được gần 2.500 học sinh, sinh viên. Tham dự Kỳ thi tay nghề quốc gia năm 2018, nhà trường có 1 giải Nhất; tham dự Kỳ thi tay nghề ASEAN tại Thái Lan, nhà trường giành 1 huy chương Đồng.

Trường có mối quan hệ hợp tác với nhiều địa phương và doanh nghiệp trong cả nước. Đầu năm 2020, để thực hiện tốt công tác phòng chống dịch Covid-19, nhà trường đã nghiêm túc thực hiện các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp và Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản trị, tuyển sinh và đào tạo trực tuyến. Bên cạnh đó, nhà trường luôn quan tâm tới công tác truyền thông và tuyển sinh, đào tạo bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo theo hướng chuẩn hóa, phát triển các chương trình như đào tạo tiếng Nhật, tiếng Hàn. Năm 2020, nhà trường nghiên cứu mở thêm các ngành nghề đào tạo mới như: Công nghệ Ô tô, Logistic, Quản trị khách sạn.

Phát biểu tại buổi làm việc, PGS.TS Dương Đức Lân, cố vấn cao cấp thay mặt nhà trường cho biết, mặc dù mới được hình thành năm 2018, trường là cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục khá mạnh. Nhà trường đã chú ý và quan tâm đến xây dựng cơ sở vật chất, phát triển đội ngũ giáo viên, đổi mới chương trình đào tạo, chế độ đãi ngộ đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý nhà trường; lấy phương châm phát triển bền vững, nâng cao chất lượng đào tạo làm mục tiêu phát triển lâu dài của nhà trường. Trường hiện có thế mạnh về đào tạo tiếng Nhật và tiếng Hàn. Để các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục phát huy được khả năng, có cơ hội phát triển tốt, nhà trường đã nêu 3 kiến nghị về cơ chế chính sách đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục:

- Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục có quản lý tốt thì cần được cho phép tự chủ về chuyên môn. Theo đó, những vấn đề về nhà giáo, chương trình, giáo trình, đăng ký hoạt động được tự chủ nhưng vẫn bảo đảm được sự quản lý nhà nước.

- Về đầu tư: Đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục không được đầu tư từ ngân sách của nhà nước xong cũng cần tạo điều kiện để được tiếp cận các hỗ trợ đầu tư quốc tế. Vì các nhà đầu tư, đối tác quốc tế rất quan tâm tới các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục.

- Về quy hoạch: Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp quan tâm đưa các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục có đủ điều kiện vào danh sách các trường phát triển thành trường chất lượng cao để phấn đấu trở thành các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đẳng cấp quốc tế.

Cần tăng quyền tự chủ về chuyên môn đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục - Ảnh 2.

PGS.TS Dương Đức Lân, Cố vấn cao cấp của trường phát biểu tại buổi làm việc

Phát biểu tại buổi làm việc, Tổng Cục trưởng Nguyễn Hồng Minh đánh giá cao và ghi nhận những cố gắng của nhà trường trong việc nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp. Trường đã quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, đội ngũ nhà giáo, đổi mới chương trình đào tạo, tham gia tích cực và đóng góp thành tích tại Kỳ thi tay nghề ASEAN 2018. 

Về lâu dài, Tổng cục trưởng đề nghị nhà trường nghiên cứu, xây dựng chiến lược phát triển, quan tâm đầu tư để nhà trường phát triển theo hướng tiếp cận các tiêu chí trường nghề chất lượng cao, có các ngành nghề đào tạo tiếp cận trình độ khu vực và quốc tế. Tăng cường gắn kết giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp, đào tạo theo đơn đặt hàng, quan tâm bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo, chế độ đãi ngộ hợp lý để nhà giáo an tâm, gắn bó với nhà trường, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới và nâng cao hiệu quả quản trị nhà trường.

PV

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh