CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 03:11

Đề nghị Bộ Giáo dục tiếp thu ý kiến, quy định Lịch sử là môn bắt buộc

Môn Lịch sử có ý nghĩa rất quan trọng trong chương trình giáo dục phổ thông.

Môn Lịch sử có ý nghĩa rất quan trọng trong chương trình giáo dục phổ thông.

Môn Lịch sử có ý nghĩa rất quan trọng trong chương trình giáo dục phổ thông

Theo Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục Nguyễn Thị Mai Hoa, Ủy ban Văn hóa Giáo dục của Quốc hội đã có báo cáo về việc triển khai chương trình giáo dục phổ thông đối với môn Lịch sử bậc THPT.

Cụ thể, sau thời gian lấy ý kiến, đa số không đồng tình đối với việc đưa môn Lịch sử bậc THPT thành môn lựa chọn với một số lý do.

Thứ nhất, Lịch sử là môn học đặc biệt quan trọng, giữ vai trò chủ đạo trong giáo dục chính trị, tư tưởng đối với thế hệ trẻ; giáo dục lòng yêu nước, tinh thần tự tôn dân tộc, truyền thống văn hóa, lịch sử; bồi dưỡng năng lực tư duy, hành động, thái độ ứng xử đúng đắn trong đời sống xã hội; từ đó hình thành những phẩm chất của công dân Việt Nam, công dân toàn cầu trong xu thế phát triển của thời đại.

Thứ hai, xét về tâm sinh lý lứa tuổi, học sinh THPT (từ 15 - 17 tuổi) có sự trưởng thành về nhận thức, khả năng tiếp nhận tốt hơn về lịch sử đất nước và lịch sử cách mạng Việt Nam. Đây cũng là lứa tuổi quyết định sự hình thành thế giới quan, hệ thống quan điểm về tự nhiên, về xã hội, về các nguyên tắc và quy tắc ứng xử, định hướng giá trị của con người.

Xét về khoa học giáo dục, việc bồi dưỡng kiến thức lịch sử cho học sinh trung học phổ thông là cần thiết nhằm phát triển con người toàn diện, khơi dậy truyền thống yêu nước, niềm tự hào dân tộc, niềm tin, khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc của con người Việt Nam.

Tuy nhiên, nếu học sinh không lựa chọn môn lịch sử ở cấp THPT (số lượng có thể lên tới 50% học sinh), các em sẽ không được tiếp cận với những kiến thức rất quan trọng, có ý nghĩa giáo dục đối với lứa tuổi này.

Thứ ba, ở nhiều nước trên thế giới, môn Lịch sử trong Chương trình trung học phổ thông luôn là môn học bắt buộc (Hoa Kỳ, Pháp, Australia, Nhật Bản, Trung Quốc…).

Từ các lý lẽ trên, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục cho rằng, môn Lịch sử có vị trí đặc biệt, có ý nghĩa rất quan trọng trong chương trình giáo dục phổ thông, học sinh cần được trang bị khối lượng kiến thức này.

Vì vậy, đại biểu thống nhất đề nghị Bộ GD&ĐT tiếp thu ý kiến các tầng lớp nhân dân, đội ngũ chuyên gia lịch sử, các đại biểu Quốc hội theo hướng quy định Lịch sử là môn học bắt buộc đối với cấp THPT trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 với khối lượng kiến thức phù hợp; thiết kế bao gồm khối lượng kiến thức lịch sử (phần bắt buộc) và khối lượng kiến thức định hướng nghề nghiệp (phần lựa chọn).

Sau khi nghe thảo luận, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ cho biết sẽ tiếp thu các ý kiến và báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

 

Nếu Lịch sử là môn lựa chọn, có thể học sinh không chọn và không phải học

Theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, chương trình môn học Lịch sử được dạy tích hợp, là nội dung bắt buộc trong toàn bộ giai đoạn giáo dục cơ bản (cấp tiểu học và THCS), học sinh được học lịch sử dân tộc Việt Nam một cách đầy đủ, cơ bản và toàn diện, bảo đảm trang bị cho học sinh tri thức phổ thông nền tảng; và là môn lựa chọn trong giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp (THPT), môn Lịch sử được thiết kế theo hướng chuyên sâu, học sinh có thể lựa chọn nhằm thực hiện phân hóa, đáp ứng yêu cầu định hướng nghề nghiệp và phân luồng sau trung học cơ sở.

Theo đó, ở cấp THPT (từ lớp 10 - 12), ngoài các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc, học sinh được chọn 5 môn học từ 3 nhóm môn (Nhóm môn khoa học xã hội: Lịch sử, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật; Nhóm môn khoa học tự nhiên: Vật lí, Hóa học, Sinh học; Nhóm môn công nghệ và nghệ thuật: Công nghệ, Tin học, Nghệ thuật: âm nhạc, mỹ thuật), trong đó mỗi nhóm chọn ít nhất 1 môn học và các chuyên đề học tập lựa chọn. 

Khi môn Lịch sử cấp THPT là môn học lựa chọn sẽ có 3 khả năng xảy ra. Nếu học sinh lựa chọn môn Lịch sử là một trong 5 môn học lựa chọn, học sinh sẽ học tổng thời lượng 210 tiết/3 năm học (tăng 70 tiết so với Chương trình giáo dục phổ thông 2006).  

Nếu học sinh lựa chọn môn Lịch sử là một trong 5 môn học lựa chọn, đồng thời lựa chọn chuyên đề học tập là môn Lịch sử, học sinh sẽ học tổng thời lượng 315 tiết/3 năm học (tăng 175 tiết so với Chương trình giáo dục phổ thông 2006).  

Nếu học sinh không lựa chọn môn Lịch sử thì không học thêm tiết nào. Kiến thức phổ thông dừng lại ở kiến thức chương trình tiểu học, trung học cơ sở và tích hợp ở một số môn học khác. So với Chương trình giáo dục phổ thông 2006, thời lượng học ít hơn 140 tiết.

HÒA THANH (tổng hợp)

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh