Giải quyết tình hình phức tạp về tội phạm và tệ nạn ma túy vùng biên.
- Pháp luật
- 21:40 - 08/06/2015
Theo đó, đề án 4687 thực hiện cho 16 xã biên giới thuộc 5 huyện: Mường Lát, Quan Hóa, Quan Sơn, Lang Chánh, Thường Xuân và địa bàn 10 cụm thuộc 3 huyện ngoại biên, gồm: Xốp Bâu, Viêng Xay và Sầm Tớ, tỉnh Hủa Phăn (Lào).
Lực lượng chức năng tỉnh Thanh Hóa phối hợp thực hiện giải quyết tình hình phức tạp về tội phạm và tệ nạn ma túy vùng biên (ảnh minh họa)
Theo Ban chỉ đạo, nhiệm vụ chung của Đề án 4687 là tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn kiểm tra, đôn đốc các sở, ban, ngành, đoàn thể, UBND các huyện biên giới của tỉnh Thanh Hóa và các Đồn Biên phòng thực hiện có hiệu quả Đề án giải quyết tình hình phức tạp về tội phạm và tệ nạn ma túy tại địa bàn các xã biên giới của tỉnh, giai đoạn 2015 - 2020 của UBND tỉnh Thanh Hóa; xây dựng kế hoạch hàng năm của Đề án theo quy định; nghiên cứu, đề xuất những nội dung, giải pháp phù hợp để chỉ đạo, tổ chức thực hiện Đề án và những vấn đề khác có liên quan...
Nhiệm vụ trong năm 2015 của Ban Chỉ đạo đề án 4687 là ban hành quy chế hoạt động của Ban; xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Đề án năm 2015 và thành lập Tổ giúp việc, các Tổ công tác; thành lập Ban Chỉ đạo của 16 xã biên giới để triển khai thực hiện Đề án; hợp tác với chính quyền và lực lượng chức năng của nước bạn Lào tổ chức triển khai Kế hoạch thực hiện Đề án năm 2015. Tiếp đó là thu thập tài liệu, xây dựng cơ sở dữ liệu tình hình địa hình, an ninh và tệ nạn ma túy, HIV/AIDS ở 16 xã nội biên và 10 cụm ngoại biên. Xây dựng bộ công cụ truyền thông và các phương tiện tuyên truyền, vận động, xây dựng phong trào phòng, chống tội phạm và tệ nạn ma túy; phòng, chống lây nhiễm HIV/AIDS; nâng cao trình độ, năng lực cho đội ngũ cán bộ tham gia thực hiện.
Để đề án 4687 có hiệu quả, Ban chỉ đạo tăng cường công tác tuyên truyền kết hợp với vận động đấu tranh và làm tốt sự phối hợp giữa các ngành, địa phương với nước bạn Lào.