THỨ SÁU, NGÀY 20 THÁNG 09 NĂM 2024 05:18

Để Đà Lạt mãi là “người con gái trong sương”

 

Hoa mai anh đào nở bất thường ở Đà Lạt

“Lẩu thập cẩm” kiến trúc

Những năm gần đây, các dự án ồ ạt được cấp phép đầu tư, những cuộc di dân từ nhiều vùng miền về TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng đã tạo ra áp lực lớn về nhà ở, đất sản xuất. Quy hoạch đô thị không theo kịp sự gia tăng dân số đã làm kiến trúc đặc sắc của Đà Lạt biến dạng nghiêm trọng.

Theo kiến trúc sư Lữ Trúc Phương, nhìn tổng thể, bộ mặt Đà Lạt chẳng khác nào một nồi lẩu thập cẩm giữa kiến trúc Pháp và kiến trúc hiện đại với những ngôi nhà ống, nhà hộp vuông vức chen chúc mọc lên trong nội ô. Trong khi đó, cơ sở hạ tầng và tiện ích đô thị ở những khu quy hoạch mới còn kém nên người dân không mặn mà và tiếp tục cơi nới, xây nhà trong nội ô. Thống kê của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Lâm Đồng cho thấy tỉnh, hiện có trên 450 dự án đầu tư còn hiệu lực, tiến độ triển khai chậm. Mặt khác, theo UBND TP Đà Lạt, năm 2014, diện tích gieo trồng cây hằng năm là 12.597 ha, trong đó nông nghiệp công nghệ cao chiếm khoảng 4.500 ha. Hệ thống nhà lưới, nhà kính mọc lên tràn lan, không được quy hoạch cụ thể khiến Đà Lạt như một “thủ đô nhà kính” đúng nghĩa. Nhà nghiên cứu Đà Lạt Nguyễn Hữu Tranh cho rằng chính quyền TP Đà Lạt phải hiểu rõ cái mình đang có để phát triển đúng hướng, đồng thời cân nhắc vấn đề hiện đại hóa ở Đà Lạt nếu không muốn TP mộng mơ trở nên lố nhố hơn.

Còn theo kiến trúc sư Lữ Trúc Phương, nếu không có chủ trương và hướng đi đúng đắn, kịp thời, phù hợp với tình hình và năng lực của địa phương thì quá trình xây dựng, quy hoạch phát triển TP sẽ ngày càng khó khăn. Đặc biệt, việc xây dựng tùy tiện, tự phát đang làm tổn hại, mất đi những giá trị quy hoạch - kiến trúc truyền thống của một quá khứ phát triển rực rỡ, huy hoàng vốn có của Đà Lạt.

Nhiều biệt thự cổ xuống cấp ở Đà Lạt

Cứu lấy Đà Lạt

Đà Lạt vẫn là xứ lạnh, nơi nghỉ mát lý tưởng nhưng cũng thẳng thắn thừa nhận rằng Đà Lạt đã mất đi quá nhiều. TP ngàn hoa đang nóng lên đáng kể, tiếng ngàn thông reo dường như nhỏ lại, sương mù Đà Lạt cũng dần biến mất. “Đà Lạt ngày xưa như “một người con gái trong sương”, mờ mờ, ảo ảo, e thẹn, bí hiểm nhưng đầy quyến rũ. Nhưng gần đây “người con gái” ấy đang dần lộ rõ, “trần trụi” hơn và ít bí hiểm hơn” - ông Tranh ví von.

Theo họa sĩ Vi Quốc Hiệp, ai đó đã dần tước đi vẻ đẹp thiên nhiên ban đầu. Những rừng thông mỗi ngày một thưa thớt vì sự tàn phá không thương tiếc của một số người.

Trong khi đó, ông Ngô Quang Hùng, Giám đốc Phân viện Quy hoạch đô thị - nông thôn miền Nam cho rằng, Đà Lạt đang bị quá tải về chức năng và chịu sức ép của các dự án đầu tư. Sự phát triển dẫn đến nguy cơ mất dần bản sắc và phá vỡ cảnh quan đô thị. Cảnh quan rừng dần biến mất, hồ suối chưa khai thác hợp lý, sản xuất nông nghiệp trong TP cũng ảnh hưởng đến cảnh quan đặc trưng của Đà Lạt. Vì vậy, kiến trúc sư người Pháp Thierry Huau cho rằng phát triển đô thị phải cân bằng với việc bảo vệ giá trị về rừng của Đà Lạt.

Tại hội thảo khoa học quốc tế với chủ đề “Ý tưởng quy hoạch chung TP Đà Lạt đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050” vừa được tổ chức ở tỉnh Lâm Đồng, các nhà khoa học và chuyên gia về quy hoạch đô thị đều cho rằng Đà Lạt cần khôi phục những thứ đã mất để phát triển theo hướng bền vững.

Theo đó, cần nghiên cứu và lập các quy hoạch chi tiết khoanh vùng bảo tồn, cải tạo, phục hồi  những khu vực chính, những trục không gian chủ đạo trong TP; chỉnh trang, nâng cấp chất lượng môi trường và cảnh quan những khu vực danh thắng đang bị xuống cấp; nghiên cứu và lập quy hoạch bảo tồn, khôi phục và gìn giữ hệ thống các khu di tích, công trình kiến trúc có giá trị về văn hóa - lịch sử như các ngôi biệt thự cổ, các di tích cấp quốc gia…  

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Trong nhiều thế kỷ, Đông y đã là một phần quan trọng trong y học và văn hóa của nhiều nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay, niềm tin...
3 tháng trước
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh