THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 06:12

Dạy nghề lao động nông thôn nghề phi nông nghiệp đạt 201%

Trong 22 lớp nghề phi nông nghiệp, Trung tâm Giáo dục thường xuyên và Dạy nghề thị xã Sông Cầu đã mở 2 lớp nghề Nghiệp vụ nhà hàng, 14 lớp nghề may thời trang, 1 lớp nghề tin học văn phòng, 3 lớp điện dân dụng, 1 lớp điện lạnh và 1 lớp nghề hàn hồ quang tay. Trong 402 học viên được đào tạo có 110 đối tượng là hộ nghèo, 18 người tàn tật và 274 nông dân. Ngoài ra, Trung tâm còn mở 6 lớp dạy nghề nông nghiệp về “Nuôi và phòng trị bệnh cho gà vịt” cho 134 học viên, trong đó có 3 hộ có công cách mạng, 29 hộ nghèo, 6 tàn tật và 96 nông dân.

Theo đánh giá của ông Nguyễn Phi Long, kết quả tuyển sinh đào tạo nghề năm nay so với chỉ tiêu giao đạt khá, đặc biệt là đào tạo nghề phi nông nghiệp đạt 201% so với chỉ tiêu giao. Không chỉ tăng về số lượng, chất lượng giảng dạy cũng được nâng cao.

“Việc tổ chức giảng dạy đảm bảo thời gian, đúng chương trình, cung cấp đầy đủ thiết bị dạy nghề, dụng cụ, nguyên liệu thực hành thực tập cho học viên theo định mức quy định, để học viên được học tập và thực hành kỹ thuật nhằm đáp ứng cho việc nâng cao năng lực tay nghề. Đa số học viên có cố gắng học tập nên hầu hết đã thành thạo nghề, thi tốt nghiệp đạt trên 90%, sau khi tốt nghiệp nghề người lao động đều có việc làm (phần lớn tự tạo việc làm). Các lớp may người học không chỉ ứng dụng vào may vá lưới, ngư cụ đánh bắt hải sản tại địa phương có nghề đánh bắt, nuôi trồng thủy sản mà bà con con đi làm thuê cho các gia đình khác, tăng thêm thu nhập, ổn định cuộc sống, góp phần giảm nghèo ở địa phương” - ông Long cho biết.

Lớp dạy nghề may và vi tính tại thị xã Sông Cầu.

Tuy nhiên, ông Long cũng nhìn nhận công tác đào tạo nghề ở thị xã Sông Cầu cũng còn một số mặt hạn chế nhất định. Đó là, nhận thức của người lao động về việc học nghề còn hạn chế là học cho bản thân họ có được tay nghề mà tự tạo việc làm, tìm việc làm phù hợp với năng lực và hoàn cảnh thực tế của gia đình để ổn định cuộc sống, vươn lên. Một phần do tập quán mưu sinh của một bộ phận bà con ở vùng ven biển đánh bắt, khai thác, nuôi trồng theo phương pháp truyền thống cũng cho thu nhập nên người lao động nông thôn không muốn tham gia học nghề ảnh hưởng đến thu nhập trước mắt.

Mặt khác, Trung tâm thực hiện đào tạo nghề từ nguồn chỉ tiêu, kinh phí ngân sách Nhà nước cấp, chưa thực hiện xã hội hóa trong đào tạo nghề theo nhu cầu người học. Sự phối hợp với các doanh nghiệp trong việc đào tạo nghề và giải quyết việc làm còn gặp khó khăn.

Theo Sở LĐ-TB&XH Phú Yên, trong 9 tháng đầu năm 2015, toàn tỉnh đã tổ chức dạy nghề cho lao động nông thôn được 2.781 người, đạt 68,78% kế hoạch năm. Trong đó dạy nghề cho lao động nông thôn 1.758 người, dạy nghề cho người nghèo 414 người, dạy nghề cho người dân tộc thiểu số 609 người.

Để thực hiện tốt hơn nữa công tác dạy nghề, đạt kế hoạch chỉ tiêu trong năm 2015, theo ông Nguyễn Phất, Giám đốc Sở LĐ-TB&XH Phú Yên, từ đây đến cuối năm ngành sẽ tập trung chỉ đạo các cơ sở dạy nghề thực hiện tốt công tác đào tạo nghề lao động nông thôn năm 2015 và tuyển sinh các hệ dài hạn: Cao đẳng nghề và Trung cấp nghề và hoàn thành nhiệm vụ được giao.  Tiếp tục thực hiện tốt công tác tuyên truyền về đào tạo nghề và giải quyết việc làm đến tất cả lao động động thôn và các tổ chức chính trị - xã hội, các hội nghề nghiệp của tỉnh. Tổ chức giám sát công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn năm 2015 tại các xã thuộc các huyện, thị xã. Xây dựng và điều chỉnh đề án đào tạo nghề lao động nông thôn tỉnh Phú Yên giai đoạn 2016-2020. Xây dựng đề án thực hiện chính sách dạy nghề chuyên biệt và giải quyết việc làm cho con em người dân tộc thiểu số đến năm 2020. Xây dựng định mức chi đào tạo nghề cho người khuyết tật. Tổ chức đấu thầu gói thầu thiết bị dạy nghề năm 2015 cho Trường Trung cấp nghề Thanh niên Dân tộc Phú Yên. Tăng cường, đẩy mạnh công tác giám sát, thanh kiểm tra các cơ sở dạy nghề.

NGỌC MINH/Lao động và xã hội

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh