Thừa Thiên Huế:
Đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao kỹ năng về an toàn vệ sinh lao động
- Bài thuốc hay
- 15:23 - 10/03/2022
Tuy vậy, do nhiều nguyên nhân khác nhau, tình hình tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (TNLĐ, BNN), sự cố cháy nổ trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế có chiều hướng gia tăng. Riêng năm năm 2021, tại Thừa Thiên Huế xảy ra 124 vụ TNLĐ làm chết 9 người, bị thương nặng 1 người (trong đó, đa số xảy ra tại khu vực không có quan hệ lao động, làm chết 6 người). Những lĩnh vực sản xuất kinh doanh xảy ra nhiều tai nạn lao động chết người là: xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí chế tạo, lao động làm nghề xây dựng tự do…
Bên cạnh đó, công tác thông tin, tuyên tuyền thực hiện các giải pháp đảm bảo công tác ATVSLĐ, công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về ATVSLĐ của các cấp, ngành vẫn chưa thường xuyên, chỉ tập trung vào các đợt cao điểm.
Với mục tiêu chăm lo cải thiện điều kiện làm việc, phòng ngừa TNLĐ và BNN, chăm sóc sức khỏe cho người lao động; bảo đảm an toàn tính mạng cho người lao động, tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân, góp phần xây dựng, phát triển tThừa Thiên Huế thành thành phố trực thuộc Trung ương theo Nghị quyết số 54-NQ/TW ngày của Bộ Chính trị, tỉnh phải có nhiều giải pháp tích cực nhằm nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật và các biện pháp đảm bảo ATVSLĐ, phòng ngừa và hạn chế tối đa thiệt do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Trong số các biện pháp được đề ra, công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục, tư vấn cải thiện điều kiện lao động, việc thực hiện các giải pháp đảm bảo ATVSLĐ và công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát về ATVSLĐ của các cơ quan, đơn vị liên quan có vai trò rất quan trọng.
Năm 2022, Thừa Thiên Huế tiếp tục tổ chức hiệu quả, tiết kiệm các hoạt động Hưởng ứng Tháng hành động về ATVSLĐ. Đồng thời, hỗ trợ xây dựng và áp dụng hiệu quả Hệ thống quản lý ATVSLĐ, củng cố tổ chức bộ máy làm công tác ATVSLĐ, bộ phận y tế, mạng lưới an toàn vệ sinh viên trong các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, xây dựng lực lượng phòng cháy chữa cháy tại chỗ đủ về số lượng, đảm bảo về tiêu chuẩn, năng lực để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ tham mưu, tổ chức thực hiện công tác ATVSLĐ trong tình hình mới.
Ngoài ra, tỉnh sẽ đẩy mạnh các phong trào thi đua, phong trào quần chúng, có hình thức tuyên dương, khen thưởng cá nhân, tổ chức làm tốt công tác ATVSLĐ và xây dựng văn hóa an toàn lao động tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp; tăng cường quản lý Nhà nước về ATVSLĐ.
Mới đây, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cũng đã ban hành Kế hoạch đẩy mạnh các giải pháp đảm bảo ATVSLĐ năm 2022, theo đó, phấn đấu giảm 5% tần suất tai nạn lao động, đặc biệt là các vụ tai nạn lao động nghiêm trọng chết người, trong các ngành, lĩnh vực có nguy cơ cao về tai nạn lao động.
Một số mục tiêu khác mà Thừa Thiên Huế hướng tới, như: Tăng 5% số cơ sở tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động, tăng 5% số người lao động được khám phát hiện bệnh nghề nghiệp; phấn đấu trên 95% số người làm công tác quản lý, chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác ATVSLĐ ở cấp tỉnh, huyện, xã và trong Ban quản lý Khu kinh tế, công nghiệp được tập huấn nâng cao năng lực về ATVSLĐ; trên 80% số người làm công tác ATVSLĐ, bộ phận y tế, an toàn vệ sinh viên trong doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh và người lao động làm các công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ được huấn luyện về ATVSLĐ theo quy định; phấn đấu trên 80% số làng nghề, hợp tác xã làm việc trong môi trường có nguy cơ cao về tai nan lao động, bệnh nghề nghiệp được tiếp cận thông tin phù hợp về ATVSLĐ; thêm 30 doanh nghiệp vừa và nhỏ, cơ sở sản xuất kinh doanh áp dụng hiệu quả các biện pháp cải thiện điều kiện lao động và hệ thống quản lý ATVSLĐ. Đảm bảo 100% vụ tai nạn lao động xảy ra được điều tra và xử lý theo đúng quy định của pháp luật.