THỨ SÁU, NGÀY 08 THÁNG 11 NĂM 2024 08:04

Thái Bình:

Đẩy mạnh đào tạo lao động có kỹ năng nghề đáp ứng nhu cầu nhân lực cao phát triển KT-XH

Ông Phí Ngọc Thành, Giám đốc Sở LĐ-TB&XH tỉnh Thái Bình phát biểu tại lớp bồi dưỡng

Ông Phí Ngọc Thành, Giám đốc Sở LĐ-TB&XH tỉnh Thái Bình phát biểu tại lớp bồi dưỡng

Trong thời gian qua giáo dục nghề nghiệp tỉnh Thái Bình đã có nhiều chuyển biến tích cực, chú trọng đào tạo kỹ năng, bởi kỹ năng lao động là giá trị cốt lõi của việc làm thỏa đáng và quá trình phát triển, hoàn thiện bản thân người lao động. Muốn lao động có kỹ năng, kỹ năng cao cần chú trọng cả trước, trong và sau đào tạo, cùng với rèn luyện trong lao động sản xuất và phải thực hiện thường xuyên, liên tục có kế hoạch cụ thể, bằng các hình thức đào tạo mở, linh hoạt, đa dạng; bảo đảm minh bạch, dễ tiếp cận và phù hợp các đối tượng khác nhau, nhất là phụ nữ, nhóm yếu thế và gắn với việc chuẩn hóa, công nhận trình độ kỹ năng, năng lực nghề nghiệp của người lao động. Để góp phần đào tạo kỹ năng, nâng cao chất lượng đào tạo tỉnh đã triển khai đồng bộ hệ thống các giải pháp trong đó chú trọng bồi dưỡng nâng cao năng lực cho nhà giáo, cán bộ quản lý.

Trong thời gian tham dự lớp  bồi dưỡng cá học viên đươc các chuyên gia  truyền đạt nôi dung: Tổng quan về phát triển, quản lý chất lượng, tự đánh giá chất lượng Giáo dục nghề nghiệp trong bối cảnh mới; Cách xác định thông tin, minh chứng; Xử lý, phân tích... trên cơ sở các tiêu chí, tiêu chuẩn có tham chiếu để tự đánh giá, tự soi về chất lượng đạt ở mức độ nào để có các giải pháp phù hợp  phát huy, khắc phục tiếp tục nâng cao chất lượng đào tạo, nâng cao kỹ năng nghề cho người học.

Lớp bồi dưỡng do chuyên gia đầu ngành của Viện Đào tạo và Phát triển nhân lực có kiến thức, kỹ năng, am hiểu sâu, có kinh nghiệm trong quản lý chất lượng giáo dục nghề nghiệp trao đổi. Chuyên gia đã áp dụng điêu luyện, hiệu quả phương pháp đào tạo, bồi dưỡng theo năng lực thực hiện, chú trọng tương tác, trải nghiệm, nên lớp bồi dưỡng sát mục tiêu, nội dung, có hấp dẫn, hiệu quả và thực sự cần thiết.

PGS.TS Cao Văn Sâm, nguyên Phó Tổng cục trường Thường trực Tổng cục GDNN, Chủ tịch Hội đồng cố vấn Viện Đào tạo và Phát triển nhân lực phát biểu tại lớp bồi dưỡng.

PGS.TS Cao Văn Sâm, nguyên Phó Tổng cục trường Thường trực Tổng cục GDNN, Chủ tịch Hội đồng cố vấn Viện Đào tạo và Phát triển nhân lực phát biểu tại lớp bồi dưỡng.

Được biết trong những năm qua do giáo dục nghề nghiệp của tỉnh có nhiều chuyển biến tích cực đã góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh, tỷ lệ lao động qua đào tạo và số lao động tạo việc làm mới tăng đều qua các năm; cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng lao động trong các ngành công nghiệp, dịch vụ và giảm dần tỷ trọng lao động trong nông nghiệp. Công tác chăm lo phát triển nguồn nhân lực được chú trọng; toàn tỉnh hiện có 27 cơ sở giáo dục nghề nghiệp ( 04 trường cao đẳng, 05 trường trung cấp,18 trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trong đó 8/8 huyện, thành phố có Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên trực thuộc, 19 cơ sở công lập,  08 cơ sở tư thục). Hệ thống giáo dục nghề nghiệp tiếp tục được đổi mới toàn diện, từng bước đáp ứng nhu cầu  nhân lực chất lượng của doanh nghiệp, thị trường lao động. Đội ngũ cán bộ quản lý, nhà giáo giáo dục nghề nghiệp ngày càng đáp ứng tốt hơn yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

HSSV rèn luyện kỹ năng nghề

HSSV rèn luyện kỹ năng nghề

Ông Phí NgọcThành, Giám đốc Sở LĐ-TB&XH tỉnh Thái Bình cho biết “…Thực hiện Quyết định số 2239/QĐ-TTg ngày 30/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Nghị quyết số 09 - NQ/ĐH ngày 15/10/2020 Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thái Bình lần thứ XX nhiệm kỳ 2020-2025 đề ra một trong ba đột phá phát triển là: Đẩy mạnh phát triển ứng dụng khoa học - công nghệ tiên tiến, chú trọng ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ cho phát triển nông nghiệp và đời sống Nhân dân. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; trọng tâm là phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội…Sở đang tích cực, chủ động tham mưu cho tỉnh xây dựng Đề án đẩy mạnh đào tạo lao động có kỹ năng nghề đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao cho phát triển Kinh tế – Xã hội” của tỉnh giai đoạn 2022-2025, định hướng đến 2030.

Lãnh đạo Sở LĐ-TB&XH Viện Đào tạo tạo và Phát triển nhân lực với lớp bồi dưỡng.

Lãnh đạo Sở LĐ-TB&XH Viện Đào tạo tạo và Phát triển nhân lực với lớp bồi dưỡng.

Đề án hướng tới: Phát triển hệ thống GDNN của tỉnh theo hướng hiện đại, mở, linh hoạt, liên thông, chất lượng, hiệu quả, dễ tiếp cận, đáp ứng yêu cầu nhân lực có kỹ năng nghề cho phát triển bền vững, bao trùm. Thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp phát triển giáo dục nghề nghiệp, đảm bảo nguồn nhân lực của tỉnh có quy mô, cơ cấu, chất lượng cao đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong điều kiện hội nhập, Ưu tiên phát triển các ngành nghề chế biến nông sản thực phẩm; thiết bị điện, điện tử; công nghiệp hỗ trợ, công nghệ kỹ thuật số, tự động hóa, công nghệ sinh học… Đối với ngành cơ khí: Tập trung phát triển công nghiệp hỗ trợ trong ngành cơ khí phục vụ công nghiệp ô tô, cơ khí nông nghiệp. Ngành điện tử, Công nghệ thông tin: Thu hút các dự án sản xuất linh kiện, thiết bị điện tử chất lượng cao để tham gia vào thị trường trong nước và quốc tế. Nông nghiệp hữu cơ, Chế biến thực phẩm, Du lịch nông nghiệp nông thôn, Công nghệ chế biến, Công nghiệp y dược, Công nghiệp sạch, Năng lượng tái tạo, Logistic, Du lịch sinh thái gắn với bảo vệ rừng ngập mặn ven biển…

Văn Lý

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh